Thứ Tư, 19/08/2020 13:36

Doanh nghiệp Mỹ và châu Âu phải tốn 1,000 tỷ USD để chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc

Nếu muốn chuyển dịch chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh dịch Covid-19, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tổn thất 1 ngàn tỷ USD trong vòng 5 năm, theo nghiên cứu của Bank of America (BofA).

Tuy nhiên, Ngân hàng này cho rằng động thái dịch chuyển khỏi Trung Quốc có thể tạo lợi ích cho các công ty trong dài hạn.

* Foxconn: Đã qua rồi thời Trung Quốc là công xưởng thế giới

Thậm chí trước đại dịch Covid-19, cuộc khảo sát của BofA phát hiện ra các công ty đang tránh toàn cầu hóa chuỗi cung ứng và chuyển theo hướng nội địa hóa. Điều này là do xuất hiện nhiều yếu tố đe dọa đến mạng lưới cung ứng linh kiện cho các nhà máy hiện đại, bao gồm xung đột thương mại, lo ngại an ninh quốc gia, biến đổi khí hậu và sự trỗi dậy của tự động hóa.

Báo cáo này cho thấy đại dịch Covid-10 đã gây gián đoạn chuỗi cung ứng cho 80% lĩnh vực trên toàn cầu, từ đó buộc hơn 75% doanh nghiệp phải mở rộng phạm vi đa dạng hóa nơi sản xuất.

Mặc dù mỗi bên liên quan tiếp cận với việc chuyển dịch sản xuất từ một góc nhìn khác nhau, nhưng các chuyên viên phân tích quan sát thấy rằng họ đều đưa ra cùng một kết luận: Một phần chuỗi cung ứng lẽ ra nên được chuyển dịch trong bên trong biên giới quốc gia, nhưng thay vào đó, chuỗi cung ứng lại được chuyển sang những quốc gia “đồng minh”, trích từ báo cáo của BofA.

Khoảng 2/3 thành phần tham gia cuộc khảo sát của BofA nghĩ rằng việc nội địa hóa hoặc dịch chuyển chuỗi cung ứng sẽ là sự chuyển dịch cấu trúc quan trọng nhất trong thế giới hậu Covid-19.

Tổn thất 1 ngàn tỷ USD

Việc chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất có liên quan đến xuất khẩu ra khỏi Trung Quốc có thể khiến các công ty tổn thất 1 ngàn tỷ USD trong 5 năm, BofA dự báo.

Các chuyên viên phân tích tại BofA cho biết điều này có khả năng làm giảm ROE bớt 70 điểm cơ bản, nhưng phần bù rủi ro có khả năng sẽ thấp hơn. Điều này có nghĩa tác động tiêu cực của việc chuyển dịch sẽ “lớn, nhưng không quá lớn để ngăn cản các công ty chuyển cơ sở sản xuất”, các chuyên viên phân tích cho biết.

Để bù đắp cho chi phí hoạt động cao hơn đi kèm với việc chuyển dịch sản xuất, các nhà hoạch định chính sách và ban quản lý công ty có thể sẽ hành động quyết liệt, BofA dự báo.

“Các nhà hoạch định chính sách được dự báo sẽ giúp đỡ thông qua các gói ưu đãi thuế, giảm bớt chi phí vay nợ và các trợ cấp khác”, BofA cho biết. Gần đây, các chính quyền Mỹ, Nhật Bản, EU, Ấn Độ và Đài Loan đều thông báo sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp chuyển dịch sản xuất.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Những doanh nhân Mỹ khó tìm đường về Trung Quốc (19/08/2020)

>   Trump hủy đàm phán thương mại với Trung Quốc (19/08/2020)

>   Các nền kinh tế hàng đầu ASEAN tăng trưởng âm trong năm 2020 (19/08/2020)

>   Hãng xe đạp lớn nhất thế giới sản xuất không kịp bán mùa dịch (19/08/2020)

>   5 bài học lớn từ các đại dịch trong lịch sử (18/08/2020)

>   Bloomberg: Oracle muốn mua TikTok (18/08/2020)

>   Thai Airways thua lỗ 900 triệu USD trong 6 tháng đầu năm (18/08/2020)

>   Singapore bơm thêm 5,8 tỷ USD cứu kinh tế (18/08/2020)

>   Nguy cơ vỡ nợ từ dịch vụ cho thuê bất động sản tại Trung Quốc (18/08/2020)

>   Hàng Hong Kong tìm lối thoát khi bị dán mác 'Made in China' (18/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật