Thứ Ba, 25/08/2020 14:48

FT: Ấn Độ âm thầm loại thiết bị Huawei ra khỏi mạng lưới viễn thông

Ấn Độ đang dần dần đào thải thiết bị từ Huawei và các công ty Trung Quốc khác ra khỏi mạng lưới viễn thông vì xung đột ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và Ấn Độ, qua đó giáng đòn nặng nề đến gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc.

New Delhi không đưa ra bất kỳ lệnh cấm chính thức nào về các nhà cung ứng thiết bị Trung Quốc như Huawei và ZTE và Chính phủ Ấn Độ cũng không đưa ra tuyên bố công khai nào về việc này.

Tuy nhiên, các giám đốc thuộc ngành viễn thông và quan chức Chính phủ Ấn Độ cho biết các bộ quan trọng đã báo hiệu rõ rằng các nhà cung ứng dịch vụ viễn thông trong nước nên tránh sử dụng thiết bị Trung Quốc, bao gồm cả trong mạng lưới 5G.

“Rõ ràng là Chính phủ sẽ không cho phép sử dụng thiết bị Trung Quốc”, một giám đốc ngành viễn thông nói với Financial Times (FT). “Đây là dấu chấm hết cho Huawei.

Vị Giám đốc này nói thêm cơ quan phụ trách lĩnh vực viễn thông của Ấn Độ “đã không cho phép thử nghiệm 5G với các nhà cung ứng Trung Quốc”.

Huawei là một trong những nhà cung ứng thiết bị viễn thông lớn nhất Ấn Độ - thị trướng di động lớn thứ hai trên thế giới với hơn 850 triệu người dùng. Huawei có hợp đồng quy mô lớn với Bharti Airtel, Vodafone và công ty Nhà nước BSNL.

Ấn Độ khó mà đưa ra lệnh cấm chính thức đối với Huawei và các công ty Trung Quốc khác, vì sợ rằng việc này sẽ châm ngòi cho phản ứng cứng rắn từ phía Trung Quốc, một quan chức cấp cao trong Chính phủ Ấn Độ nói với FT.

Vũ Hạo (Theo Financial Times)

FILI

Các tin tức khác

>   Bầu cử Mỹ: Ông Trump cam kết xây dựng lại nền kinh tế hậu COVID-19 (25/08/2020)

>   Bức tranh màu xám của kinh tế châu Âu trong đại dịch COVID-19 (25/08/2020)

>   Các hãng hàng không Trung Quốc tung ra gói vé 'bay thỏa thích' để thu hút hành khách (25/08/2020)

>   Mỹ có thể kẹt trong suy thoái kinh tế nhiều năm (25/08/2020)

>   Mỹ-Trung đạt tiến triển trong việc thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 (25/08/2020)

>   TikTok đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ vì lệnh cấm của ông Trump (24/08/2020)

>   Nông dân Mỹ 'được mùa, mất giá' (24/08/2020)

>   Kinh tế Nhật Bản đối diện nguy cơ rơi vào suy thoái kép vì COVID-19 (24/08/2020)

>   Liệu Ấn Độ có thay được 'công xưởng thế giới' Trung Quốc? (24/08/2020)

>   4 lý do Mỹ sẽ thiệt nếu Trump chống toàn cầu hóa (24/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật