Chủ Nhật, 23/08/2020 22:05

Đồ uống 'méo mặt' vì du lịch ngủ đông

Nhóm hàng đồ uống sụt giảm nghiêm trọng, khi mất khoảng 40% doanh thu từ các các kênh tiêu thụ như du lịch, khách sạn, nhà hàng.

Đồ uống 'méo mặt' vì du lịch ngủ đông
Bình quân phần trăm chi tiêu của người dân cắt giảm liên tục tăng từ tháng 4.Ảnh:TÚ UYÊN)

Báo cáo về nguồn cung hàng hóa thiết yếu ứng phó với dịch COVID-19 gửi Sở Công thương TP.HCM, Hội Lương thực thực phẩm (LTTP) TP.HCM cho biết: Khi dịch bùng phát tại Đà Nẵng đặt cả nước vào tình trạng khởi động lại hệ thống phòng ngừa, chống dịch…

Đáng mừng là Chính phủ đã xác định và áp dụng nhiệm vụ kép vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch hiệu quả. TP.HCM ngoài việc cho dừng một số hoạt động không thiết yếu, tất cả các hoạt động khác đều diễn ra bình thường trên cơ sở đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch.

Ngành LTTP với tính chất đặc thù cung cấp các mặt hàng thiết yếu nên DN vẫn tập trung duy trì sản xuất bình thường, ổn định... Chủ động được nguồn cung và nguồn dự trữ thực phẩm, đảm bảo đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho người dân.

Nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng mạnh, kéo theo doanh thu bán lẻ các mặt hàng LTTP tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, tác động chung của dịch, doanh thu từ xuất khẩu giảm rõ rệt so với cùng kỳ các năm trước.

Thị trường xuất khẩu sụt giảm từ 60-70% doanh thu. Riêng nhóm hàng đồ uống sụt giảm nghiêm trọng, khi mất khoảng 40% doanh thu từ các các kênh tiêu thụ như du lịch, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, trường học...

Hiện tại Việt Nam cơ bản kiểm soát tốt dịch COVID-19, một số nước công bố sản xuất vắc xin hàng loạt, sẽ giúp khống chế được dịch bệnh. Các nước nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch, đẩy nhanh quá trình phục hồi sẽ là lợi thế quan trọng DN hy vọng vào bức tranh khả quan của kinh tế thế giới và Việt Nam nói riêng.

Dự báo tình hình xuất nhập khẩu những tháng cuối năm, Hội LTTP cho rằng có khả năng tăng trưởng khả quan. Đặc biệt, sắp tới đây hàng ngàn nông sản, thực phẩm, hàng hóa khác của Việt Nam xuất sang thị trường EU sẽ được giảm thuế về 0% theo quy định ưu đãi thuế quan của hiệp định EVFTA...

Bình quân phần trăm chi tiêu của người dân cắt giảm liên tục tăng từ tháng 4.Ảnh:TÚ UYÊN)

Hội Lương thực thực phẩm cũng cho hay, sức mua người dân bị tác động COVID-19 ở thời điểm này chưa nhiều nhưng ở quý tiếp theo có thể nghiêm trọng do nỗi lo mất việc làm ngày càng lớn hơn. Với tâm lý đó, đa số người dân sẽ thắt chặt chi tiêu. Bình quân phần trăm chi tiêu bị cắt giảm liên tục tăng từ tháng 4, dự báo sức mua chung khó có thể tăng như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, nhiều DN vẫn còn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; khó khăn tiếp cận các chính sách hỗ trợ, trong đó có các gói hỗ trợ về tín dụng. Áp lực tài chính rất lớn khi nợ vay ngân hàng tới hạn; doanh số giảm nhưng DN vẫn phải trả các chi phí cố định để duy trì hoạt động.

TÚ UYÊN

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp bán hàng đa cấp giảm 30% (23/08/2020)

>   Kiểm tra đột xuất, quyết “đóng cửa” trạm thu phí BOT nếu vi phạm (22/08/2020)

>   Giải ngân ì ạch, khó đạt tiến độ giải phóng mặt bằng sân bay quốc tế Long Thành (22/08/2020)

>   95% công ty lữ hành 'đóng băng', TP.HCM đề xuất 2 kịch bản cứu (22/08/2020)

>   TP.HCM kiến nghị Chính phủ về phát triển trung tâm tài chính (22/08/2020)

>   TP HCM kiến nghị Bộ Quốc phòng bàn giao khu đất ở Ba Son (22/08/2020)

>   Công nghiệp hỗ trợ thúc mãi vẫn chưa lớn (22/08/2020)

>   Chuyên gia nói gì về đề xuất mở lại đường bay quốc tế (22/08/2020)

>   Thúc đẩy giải ngân 100% vốn đầu tư công ở Thành phố Hồ Chí Minh (21/08/2020)

>   Hệ thống siêu thị Auchan rút khỏi Việt Nam, để lại vụ kiện hàng trăm tỉ đồng (21/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật