Thứ Bảy, 22/08/2020 16:00

TP.HCM kiến nghị Chính phủ về phát triển trung tâm tài chính

TP.HCM kiến nghị Chính phủ ủng hộ chủ trương xem mục tiêu phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP.HCM là chiến lược quốc gia.

TP.HCM kiến nghị Chính phủ về phát triển trung tâm tài chính

UBND TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ ủng hộ chủ trương xem mục tiêu phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP.HCM là nhiệm vụ trọng điểm, chiến lược quan trọng của quốc gia.

TP.HCM cũng kiến nghị Trung ương đưa chủ trương này vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2045. Đồng thời bổ sung nội dung này vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Kiến nghị này được xuất phát từ việc xem xét sự dịch chuyển và hình thành của các trung tâm tài chính quốc tế. TP.HCM cho rằng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia đã giúp các trung tâm tài chính mới vươn lên hàng đầu trong vài thập niên gần đây như Singapore, Thượng Hải, Istanbul, Dubai...

Theo UBND TP.HCM, trong ngắn hạn, cần định hướng mục tiêu phát triển trung tâm tài chính tại TP.HCM hoàn chỉnh ở cấp độ quốc gia. Trong trung hạn sẽ định hướng tầm cỡ khu vực.

Bước đầu, trung tâm tài chính tại TP.HCM có thể đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tài chính cho các quốc gia lân cận đang chuyển đổi và phát triển nhanh như Lào, Campuchia, Myanmar, hay Brunei là nước giàu nhưng chưa có thị trường tài chính phát triển.

Trung tâm này còn có thể hướng đến mục tiêu gia nhập mạng lưới trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực.

“Trung tâm tài chính TP.HCM sẽ thu hút được nhiều nguồn cung, cầu về sản phẩm tài chính phục vụ phát triển hoạt động thương mại, đầu tư vào kinh doanh, thu hút các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế hàng đầu không chỉ trong nước mà cả khu vực và toàn cầu” – UBND TP nhận định.

UBND TP cho rằng, ý tưởng xây dựng một trung tâm tài chính của Việt Nam đã có từ nhiều năm trước, nhưng do điều kiện chưa chín muồi nên chưa trở thành hiện thực. Hiện nay, việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là xu thế tất yếu của kinh tế hiện đại, mà còn thể hiện một quốc gia năng động, phát triển và hội nhập.

Đồng thời, đây sẽ trở thành động lực mới quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút các dòng vốn đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính, góp phần quan trọng trong việc nâng vị thế quốc gia.

TÁ LÂM - LÊ THOA

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   TP HCM kiến nghị Bộ Quốc phòng bàn giao khu đất ở Ba Son (22/08/2020)

>   Công nghiệp hỗ trợ thúc mãi vẫn chưa lớn (22/08/2020)

>   Chuyên gia nói gì về đề xuất mở lại đường bay quốc tế (22/08/2020)

>   Thúc đẩy giải ngân 100% vốn đầu tư công ở Thành phố Hồ Chí Minh (21/08/2020)

>   Hệ thống siêu thị Auchan rút khỏi Việt Nam, để lại vụ kiện hàng trăm tỉ đồng (21/08/2020)

>   Vụ mua độc quyền Redoxy-3C: Vì sao cắt hết sai phạm trong kết luận thanh tra? (21/08/2020)

>   Giá bán điện sinh hoạt: Mức nào là hợp lý? (21/08/2020)

>   Hé lộ về vụ án thứ 3 liên quan đến Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung (21/08/2020)

>   Mở lại đường bay quốc tế, có khả thi? (21/08/2020)

>   Tạm dừng thu phí trạm BOT cầu Đồng Nai từ 24.8 (20/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật