Thứ Ba, 18/08/2020 16:13

Bộ Công thương đề xuất bỏ cách tính 'điện 1 giá' trong dự thảo biểu giá điện bán lẻ

Chiều 18.8, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã trực tiếp chủ trì cuộc họp cùng Cục Điều tiết điện lực, trao đổi xung quanh Dự thảo sửa đổi Quyết định của Thủ tướng quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Bộ Công thương đề xuất bỏ cách tính 'điện 1 giá' trong dự thảo biểu giá điện bán lẻ
Bộ Công thương bỏ đề xuất giá điện 1 bậc. Ảnh: Ngọc Thắng

Trước đó, giá điện đã gây "bão" dư luận khi vào các tháng cao điểm nắng nóng, hoá đơn điện sinh hoạt của nhiều hộ tăng vọt. Đặc biệt, biểu giá điện 6 bậc (càng dùng nhiều giá càng cao) được cho là không phù hợp và khách hàng vốn không có sự lựa chọn nào khác.

Trong dự thảo sửa đổi, Bộ Công thương đã "linh hoạt" đưa ra 2 phương án với nhiều sự lựa chọn khác nhau. Phương án 1 tính theo 5 bậc (hiện đang áp 6 bậc) và phương án 2 gồm 2 cách tính: một là 2A (5 bậc và 1 giá 145% giá bình quân) và 2B (5 bậc và 1 giá 155% giá bình quân).

Với phương án 1 giá, mức giá bán lẻ được đưa ra bằng 145% và 155% so với giá bình quân. Theo Bộ Công thương, việc thực hiện phương án 1 giá thì toàn bộ khách hàng sử dụng điện dưới 200 kWh, số lượng khoảng trên 18,7 triệu khách, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 75% tổng số khách hàng hiện nay, sẽ phải trả tiền điện thêm từ 19.000 - 39.000 đồng. Ngoài ra, không thực hiện được mục tiêu tiết kiệm điện.

Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều người dân, chuyên gia phản đối phương án điện 1 giá. Bởi họ cho rằng, điện 1 giá mà tăng 1-1,5 lần so với mức giá bình quân là quá cao.

Với phương án 5 bậc giá, Bộ Công thương rút xuống từ 6 bậc, nhưng giá điện tại từng bậc lại tăng cao hơn. Chẳng hạn, ngay từ bậc 2, với hộ dùng từ 101 kWh trở lên đã áp giá cao hơn giá điện bình quân 8%, nên tính ra người dùng sẽ phải trả cao hơn so với cách tính hiện tại trên cùng 1 số lượng điện tiêu thụ.

Tương tự, giá điện 1 bậc lại áp giá bình quân cao hơn giá bình quân hiện tại từ 1,5 - 2 lần, người tiêu dùng chọn trả bằng giá điện bình quân cũng thiệt hơn so với hiện nay.

Người dân phản ánh về giá điện. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Nhiều ý kiến góp ý xác đáng

"Chúng tôi xin cảm ơn những ý kiến đóng góp của người dân, chuyên gia về dự thảo sửa đổi biểu giá bán lẻ điện. Trong đó có rất nhiều ý kiến xác đáng, đóng góp vào việc hoàn thiện chính sách điều hành giá điện", Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nói.

Cơ sở đưa ra các phương án tính giá điện kể trên, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, là để đảm bảo các mục tiêu tiết kiệm điện, hài hoà lợi ích giữa các đối tượng...

Sau khi có ý kiến đóng góp từ dư luận, Cục này cho rằng, nhiều ý kiến đóng góp là xác đáng và qua nghiên cứu, xin đề xuất bỏ phương án 2A và 2B, chỉ còn lại phương án 1 tính giá điện theo 5 bậc.

"Dù 2 phương án này ưu việt, cho khách hàng có thêm sự lựa chọn, nhưng không khuyến khích được khách hàng tiết kiệm điện. Cục kiến nghị cho rút khỏi dự thảo phương án 2A và 2B, chỉ đề xuất 1 phương án giảm 6 bậc hiện tại xuống 5 bậc, và điều chỉnh các bậc cho phù hợp", ông Tuấn nói. 

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực. Ảnh: Tiêu Phong

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, báo cáo của Cục Điều tiết điện lực về các phương án trong dự thảo còn quá vắn tắt.

"Đặc biệt có vấn đề rất sâu liên quan tới kỹ thuật của các phương án và tác động của nó nhưng chưa được tổng hợp đầy đủ", Bộ trưởng Bộ Công thương lưu ý. 

Anh Vũ

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Thuyền to 'chọi' sóng lớn (18/08/2020)

>   Phát triển ngành công nghiệp ưu tiên: Xác định rõ trọng tâm, trọng điểm (18/08/2020)

>   Năm năm nữa EVN hết độc quyền, người dân được đàm phán giá điện (18/08/2020)

>   Apple ngừng kế hoạch lắp ráp iPhone tại Việt Nam vì điều kiện sống của người lao động? (18/08/2020)

>   Thu giá dịch vụ thoát nước giai đoạn này là chưa phù hợp (18/08/2020)

>   Việt Nam và Mỹ hợp tác điều tra vụ lừa đảo liên quan Covid-19, bắt ba nghi phạm (18/08/2020)

>   Kiến nghị cho hãng hàng không vay gói tín dụng 25.000-27.000 tỷ đồng (18/08/2020)

>   Xa lộ Hà Nội thu phí trở lại (18/08/2020)

>   Samsung sẽ chuyển một phần sản xuất điện thoại từ Việt Nam sang Ấn Độ? (18/08/2020)

>   Việt Nam phản đối Indonesia kết luận chống bán phá giá tôn mạ lạnh Việt (17/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật