Thứ Hai, 20/07/2020 20:00

Vì sao các 'ông lớn' ở thung lũng Silicon đổ xô đầu tư vào Ấn Độ?

Kể từ đầu năm 2020 đến nay, những tên tuổi lớn nhất trong ngành công nghệ Mỹ đã đầu tư khoảng 17 tỷ USD vào Ấn Độ.

CEO Microsoft Satya Nadella và tỷ phú Mukesh Ambani tại hội nghị Microsoft Future Decoded vào ngày 24/02/2020 tại Mumbai, Ấn Độ.

Cụ thể, hồi tháng 1, Amazon cam kết dành 1 tỷ USD cho Ấn Độ. Cuối tháng 4, Facebook đã đầu tư gần 6 tỷ USD và mới đây nhất, Google tuyên bố rót 10 tỷ USD. Tổng cộng, làn sóng đầu tư vào ngành công nghệ Ấn Độ năm nay đã đạt hơn 20 tỷ USD, trong đó phần lớn là đến từ Mỹ.

Điều đó dường như khó xảy ra, nếu không muốn nói là không thể tưởng tượng được, khi chỉ vài tháng trước, tất cả công ty công nghệ này còn xung đột với các nhà quản lý Ấn Độ và các CEO công nghệ tỏ ra lạnh lùng khi viếng thăm New Delhi.

Tuy nhiên, nhiều thứ đã thay đổi kể từ đó: Virus corona đã xé toạc nền kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng nặng nề đến Ấn Độ. Bất đồng về mặt ngoại giao giữa Ấn Độ với Trung Quốc cũng lan sang lĩnh vực công nghệ, cộng thêm sự mất lòng tin của chính quyền Trump đối với các công ty Trung Quốc.

Yếu tố Trung Quốc

Thung lũng Silicon phần lớn bị “cấm cửa” tại Trung Quốc nhiều năm qua, do cơ chế kiểm duyệt gắt gao của nước này. Và mới đây, luật an ninh quốc gia vừa được áp đặt tại Hồng Kông, nơi các dịch vụ của Google và Facebook vẫn có thể truy cập được, có thể đẩy họ đi xa hơn.

Luật này cho phép chính quyền Hồng Kông can thiệp vào các nền tảng công nghệ, trong đó có việc ra lệnh gỡ bỏ các bài viết đe dọa an ninh quốc gia của Trung Quốc hoặc hạn chế quyền truy cập vào dịch vụ của họ. Facebook, Google và Twitter cho biết sẽ ngừng chia sẻ dữ liệu với chính quyền Hồng Kông.

Trong khi đó, sự mất lòng tin của Mỹ đối với công nghệ Trung Quốc tiếp tục gia tăng. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước tuyên bố ngăn chặn các kế hoạch mở rộng của công ty công nghệ Trung Quốc Huawei, và chính quyền của ông cho biết đang "xem xét" cấm TikTok, ứng dụng thuộc sở hữu của công ty ByteDance đến từ Trung Quốc.

Tương tự, Chính phủ Ấn Độ đã cấm TikTok và hàng chục ứng dụng Trung Quốc vào tháng trước, sau cuộc đụng độ ở biên giới giữa hai nước khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, dẫn đến phong trào kêu gọi tẩy chay sản phẩm Trung Quốc. Và mặc dù mối quan hệ công nghệ của Ấn Độ với Trung Quốc vẫn còn sâu rộng khi điện thoại thông minh Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Ấn Độ và hầu hết công ty khởi nghiệp lớn nhất của Ấn Độ đều có đầu tư lớn của Trung Quốc, nhưng những căng thẳng gần đây có thể củng cố mối quan hệ lâu đời trong lĩnh vực công nghệ giữa Ấn Độ và Mỹ.

Ravi Shankar Chaturvedi, giám đốc nghiên cứu tại Viện kinh doanh của Đại học Tufts, và các chuyên gia khác chỉ ra Ấn Độ và Mỹ đã có mối quan hệ công nghệ lâu đời, với hàng ngàn kỹ sư Ấn Độ làm việc tại thung lũng Silicon và nhiều CEO gốc Ấn đang nắm quyền điều hành tại Google, Microsoft và một số công ty Mỹ khác.

Người giàu nhất trở nên giàu hơn

Hầu hết khoản đầu tư công nghệ vào Ấn Độ trong năm nay được rót vào các công ty do người giàu nhất châu Á - tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani - kiểm soát. Jio Platforms, công ty con trong tập đoàn Reliance của Ambani, đã huy động được hơn 20 tỷ USD kể từ cuối tháng 4 từ các công ty, nhà đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư quốc gia trên khắp thế giới.

Jio được ra mắt như một mạng di động vào năm 2016 và đã nhanh chóng thu hút gần 400 triệu thuê bao. Với những đột phá gần đây vào thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số, dịch vụ phát trực tuyến và thậm chí là nền tảng hội nghị bằng video giống như Zoom có ​​tên là JioMeet, Ambani dường như đang tìm cách biến công ty này thành một hệ sinh thái Ấn Độ bao gồm tất cả mọi thứ.

Là một trong những công ty lớn nhất của Ấn Độ được điều hành bởi người giàu nhất nước này, Reliance có tầm ảnh hưởng lớn trong nước cũng như không bị cản trở bởi nhiều quy định về lưu trữ dữ liệu và thương mại điện tử, vốn là những điều đã gây trở ngại cho Facebook, Google và Amazon.

"Không có công ty toàn cầu nào khác có thể làm được việc này thành công và nhanh chóng như Reliance. Phần lớn quy định về thương mại điện tử và luật địa phương hóa dữ liệu đã bị ảnh hưởng bởi Reliance", Chaturvedi nói.

Khi chính quyền Trump ngày càng đóng cửa nền kinh tế Mỹ với phần còn lại của thế giới, thung lũng Silicon sẽ hướng ra nước ngoài để mở rộng phạm vi hoạt động. Và Ấn Độ là nơi thích hợp cho việc này.

"Dù tôi rất đau lòng khi nói điều này, nhưng Mỹ gần như không phải là nơi hấp dẫn cho sự đổi mới giống như 5 năm trước đây. Khi chính quyền Trump làm cho việc đưa những người giỏi và thông minh nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới đến thung lũng Silicon ngày càng khó khăn hơn, tôi nghĩ các công ty công nghệ có thể đang hướng tới một thế giới mà chúng ta không còn là trung tâm của sự sáng tạo nữa", Mark Lemley, giám đốc chương trình luật, khoa học, và công nghệ của Đại học Stanford University, Mỹ, nói.

Nhã Thanh (Theo CNN)

FILI

Các tin tức khác

>   Số liệu tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc 'đầy tính hư cấu'? (20/07/2020)

>   Lãnh đạo EU tiếp tục bất đồng về kế hoạch hồi phục hậu dịch COVID-19 (20/07/2020)

>   Các công ty Mỹ mất hy vọng phục hồi nhanh sau dịch (20/07/2020)

>   9 ngân hàng đầu tư lớn giữ nguyên triển vọng tăng trưởng với kinh tế Hàn Quốc (19/07/2020)

>   Thai League bị làm khó vì món tiền bản quyền “khủng” 8.000 tỉ đồng (19/07/2020)

>   Bắc Kinh giảm cấp độ ứng phó khẩn cấp với Covid-19 sau 2 tuần không có ca nhiễm mới (19/07/2020)

>   EU kéo dài hội nghị thượng đỉnh vì bất đồng về kế hoạch phục hồi (19/07/2020)

>   Ấn Độ theo dõi 7 công ty Trung Quốc có liên quan tới quân đội (19/07/2020)

>   EU chưa đạt được đồng thuận về kế hoạch phục hồi kinh tế hậu COVID-19 (18/07/2020)

>   Nhật Bản hỗ trợ hơn 650 triệu USD cho 87 công ty rút khỏi Trung Quốc (18/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật