Thứ Bảy, 18/07/2020 09:12

EU chưa đạt được đồng thuận về kế hoạch phục hồi kinh tế hậu COVID-19

Sau 12 giờ đàm phán căng thẳng, lãnh đạo của 27 nước thành viên đã không thể đi đến nhất trí về kế hoạch cho gói kích thích kinh tế, với sự phản đối mạnh mẽ đến từ Áo và Hà Lan.

EU vẫn còn bất đồng về kế hoạch phục hồi kinh tế. (Ảnh: Reuters)

Sau ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), các nhà lãnh đạo của khối vẫn chưa đạt được đồng thuận về kế hoạch phục hồi kinh tế đầy tham vọng cho thời kỳ hậu COVID-19, do vấp phải ý kiến phản đối từ nhóm nước theo chủ trương “thắt lưng, buộc bụng” mà đứng đầu là Áo và Hà Lan.

Gói kích thích kinh tế trị giá 750 tỷ euro (tương đương 857 USD) được kỳ vọng sẽ giúp châu Âu vượt qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Tuy nhiên, sau 12 giờ đàm phán căng thẳng cả ở phiên toàn thể và trong các nhóm nhỏ, lãnh đạo của 27 nước thành viên đã không thể đi đến nhất trí về kế hoạch cho gói chi tiêu này.

4 quốc gia theo chủ trương “thắt lưng, buộc bụng" gồm Hà Lan, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển và sau đó thêm cả Phần Lan, đã bày tỏ sự bất bình đối với đề xuất này. Kế hoạch phục hồi được coi là có lợi nhất cho Italy và Tây Ban Nha, hai quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của đại dịch nhưng luôn bị đánh giá là những nước có kỷ luật ngân sách lỏng lẻo nhất.

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz phản đối đề xuất hiện nay về gói hỗ trợ kinh tế, trong khi Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte từ chối rút lại yêu cầu về việc phải kiểm soát chặt chi tiêu đối với các quốc gia ở Nam Âu như Tây Ban Nha và Italia.

Phát biểu sau cuộc họp, Thủ tướng Séc Andrej Babis xác nhận giữa lãnh đạo các nước thành viên EU còn tồn tại nhiều quan điểm khác biệt và hiện không có bất cứ sự đồng thuận nào về quy mô gói cứu trợ giúp khôi phục kinh tế châu Âu.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng thừa nhận khác biệt giữa các bên là “rất, rất lớn”. Một số nguồn tin ngoại giao cho biết Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã đề xuất cơ chế dùng “phanh khẩn cấp” đối với các khoản chi tiêu để giảm bớt lo ngại cho những nước có lập trường thận trọng như Hà Lan.

Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp trở lại trong ngày 18/7 để cố gắng tìm giải pháp phá vỡ thế bế tắc hiện nay. Thủ tướng Áo cho biết đã thảo luận với người đồng cấp Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bên lề hội nghị thượng đỉnh EU và để tìm ra một đề xuất mới.

Trong khi đó, Thủ tướng Pháp Jean Castex nhấn mạnh đây là thời điểm “quan trọng” để hội nghị thượng đỉnh EU đạt được thỏa thuận về gói phục hồi kinh tế trị giá nhiều tỷ euro này./.

Vũ Hà

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Nhật Bản hỗ trợ hơn 650 triệu USD cho 87 công ty rút khỏi Trung Quốc (18/07/2020)

>   Kinh tế Trung Quốc phục hồi nhưng chưa hết lo (18/07/2020)

>   Làn sóng rót tiền vào ngành công nghệ Ấn Độ (17/07/2020)

>   Giá nông sản đối diện 'cú sốc thị trường' do đại dịch COVID-19 (17/07/2020)

>   Các ứng cử viên bước vào cuộc đua cho vị trí Tổng Giám đốc WTO (17/07/2020)

>   Gần 14 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu (17/07/2020)

>   Kinh tế Mỹ sắp đối mặt mùa thu ảm đạm (17/07/2020)

>   Được - mất khi các chính phủ giải cứu hàng không (16/07/2020)

>   Ngành hàng không toàn cầu bước đầu hồi phục sau dịch COVID-19 (16/07/2020)

>   Kinh tế Hong Kong ảnh hưởng ra sao khi Mỹ tước ưu đãi (16/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật