Thứ Ba, 14/07/2020 09:00

Myanmar: Lương tăng vẫn không theo kịp lạm phát

Kết quả khảo sát cho thấy đa số người lao động Myanmar được tăng lương năm ngoái không thể bù đắp chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, theo The Myanmar Times.

Theo khảo sát lương Myanmar năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar (CCI France Myanmar) thực hiện, 39% người được khảo sát cho biết họ được tăng lương ít hơn 5% hồi năm ngoái, tức thấp hơn mức lạm phát 8.6% trong cùng kỳ; 42% cho biết được tăng lương từ 5-10% và 19% còn lại được tăng lương trên 10%.

Khoảng 500 người tham gia khảo sát thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Lĩnh vực y tế dẫn đầu số lượng người được khảo sát và tất cả đều thông báo họ được nâng lương từ 6-15%; khoảng 2/3 người lao động thuộc ngành sản xuất cũng thông báo họ có mức tăng lương tương tự. Trong khi đó, hầu hết người lao động thuộc các lĩnh vực xây dựng, sản xuất sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ, dịch vụ tài chính và hậu cần được tăng lương ít hơn 5%.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy hơn một nửa công dân Myanmar, những người từng học và làm việc ở nước ngoài, chỉ được tăng lương thêm tối đa 10% so với những người không có kinh nghiệm tương tự.

Về các khoản phụ cấp, trợ cấp, 56% công ty có hỗ trợ tiền xăng, 37% công ty có hỗ trợ tiền cơm và 54% công ty có hỗ trợ chi phí y tế. Về tiền thưởng và ưu đãi, 70% công ty đã tham gia trong cuộc khảo sát này có trả hoa hồng và tiền thưởng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh hoặc doanh thu do cá nhân người lao động đạt được.

Về tác động của đại dịch Covid-19, CCI France Myanmar cũng đã thực hiện một khảo sát hồi cuối tháng 6 nhưng kết quả cuối cùng chưa được công bố do vẫn còn chờ thu thập thêm câu trả lời. Kết quả sơ bộ của khảo sát này cho thấy nhiều người lao động phải đối mặt tình trạng tồi tệ hơn trước đây. Trong số 55 công ty trong cuộc khảo sát về Covid -19 cho đến nay, 35% đã thực hiện cắt giảm lương, 25% công ty cho nghỉ việc không hưởng lương và 17% áp dụng hình thức làm việc bán thời gian. Tất cả giải pháp này đều phản ánh sự tác động trực tiếp lên thu nhập của người lao động. Hơn nữa, 39% các công ty cũng cho biết có thể không tuyển dụng nhân sự trong vài tháng tới và 20% cho biết sẽ cắt giảm lương.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của và tác động tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm trên thế giới. Đối với Myanmar, bên cạnh sự tác động của đại dịch Covid-19, tình trạng lạm phát cao lại càng gây áp lực thêm đối với thị trường lao động trong nước.  

Đỗ Thảo (Theo The Myanmar Times)

FILI

Các tin tức khác

>   Campuchia: Xuất khẩu vẫn tăng trong bối cảnh Covid-19 (13/07/2020)

>   Myanmar: Lĩnh vực xây dựng cần có chính sách hỗ trợ (09/07/2020)

>   Myanmar: Lạm phát tháng 5 thấp nhất trong vòng 6 tháng (02/07/2020)

>   Chính phủ Lào đề nghị Quốc hội hạ mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 (25/06/2020)

>   Moody’s: Kinh tế Campuchia có triển vọng tăng trưởng vững vàng (26/05/2020)

>   Campuchia: Lĩnh vực vận tải bị ảnh hưởng nghiêm trọng do Covid-19 (06/05/2020)

>   Campuchia: Xuất khẩu tăng 24% trong 2 tháng đầu năm (23/04/2020)

>   IMF: Kinh tế Campuchia sẽ tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ năm 1988 (16/04/2020)

>   Việt Nam tạm đóng cửa biên giới với Lào và Campuchia (31/03/2020)

>   Myanmar: Lạm phát tiếp tục gia tăng (30/03/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật