Thứ Bảy, 18/07/2020 11:15

Đầu tư vào hàng không: Cách biến tỷ phú thành triệu phú

200 triệu Bảng Anh (tương đương 250 triệu USD) là khoản tiền mà tỷ phú Richard Branson phải bỏ ra để cứu lấy hãng hàng không Virgin Atlantic Airways.

Khoản tiền cứu trợ khổng lồ trên là một ví dụ mới nhất về khả năng đốt tiền của ngành hàng không. Dù vậy, có lẽ tỷ phú Richard Branson không cảm thấy ngạc nhiên vì chính ông cũng từng nói: “Nếu bạn muốn trở thành triệu phú, hãy bắt đầu với 1 tỷ USD và lập ra hãng hàng không mới”.

Hàng không từ lâu trở thành một ngành hấp dẫn khó cưỡng đối với nhiều tỷ phú trên thế giới. Từ Tony Fernandes của AirAsia Group cho tới nhà sáng lập JetBlue Airways David Neeleman, một số vị doanh nhân nổi tiếng nhất thế giới đã xây dựng nên khối tài sản từ việc chuyên chở người dân bay qua bầu trời. Thế nhưng, khi du lịch hàng không bị giảm mạnh trong bối cảnh phong tỏa, đại dịch Covid-19 tung “cú đấm mạnh” vào lĩnh vực vốn đã có nhiều biến động, biên lợi nhuận nhỏ nhưng lại cần khoản đầu tư khổng lồ.

Vốn hóa của 10 hãng hàng không niêm yết lớn và gắn với tên tuổi của các doanh nhân nổi tiếng đã giảm tổng cộng 14 tỷ USD từ đầu năm, theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg.

Vốn hóa nhiều hãng hàng không tụt dốc trong đại dịch Covid-19

Đặt cược mạnh vào ngành hàng không, nhiều vị tỷ phú trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng Covid-19. Trước đó, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cũng sạch cổ phiếu hàng không, gồm American Airlines, Delta Airlines, Southwest và United Airlines. Đồng thời, ông thừa nhận các khoản đầu tư này đang kéo giảm tài sản của Berkshire Hathaway. Đây là lần thứ hai Warren Buffett mất tiền vì ngành này.

Hãng bay lớn nhất Mỹ Latinh Latam Airlines Group – có cổ đông là gia tộc Cueto – đã phải xin bảo hộ phá sản ở New York. Hồi tháng 3, ông Neelaman – người sáng lập các hãng hàng không JetBlue và WestJet Airlines của Canada – cũng phải bán 80% cổ phiếu ưu đãi của bản thân tại hãng bay Azul (Brazil) sau khi bị call margin đối với khoản nợ 30 triệu USD.

Đại dịch Covid-19 cũng làm lộ rõ những vấn đề về cấu trúc hoặc căng thẳng nội bộ. Núi nợ chồng chất đã đẩy Norwegian Air Shuttle vào tình thế phải tái cấu trúc nợ để tránh phá sản. Hãng hàng không giá rẻ này vẫn còn đang nặng nợ và đã lên tiếng cảnh báo rằng có thể sẽ phải huy động thêm vốn.

Hãng bay giá rẻ châu Âu EasyJet đối mặt với mâu thuẫn nội bộ chồng chất ngay khi vừa mới thoát cảnh xếp xó gần như toàn bộ phi cơ. Nhà sáng lập kiêm cổ đông lớn nhất Stelios Haji-Ioannou đã thất bại trong việc đào thải ban lãnh đạo hiện tại ra khỏi công ty và chặn thương vụ mua thêm máy bay của Airbus mà ông cho rằng không cần thiết và cũng không đủ khả năng chi trả.

Có khả năng ngành hàng không sẽ phục hồi đủ nhanh để bù đắp lại các thiệt hại này. Hiện đã có nhiều tín hiệu cho thấy nhu cầu du lịch đã bắt đầu tăng trở lại, qua đó làm nảy sinh hy vọng rằng các hãng hàng không sẽ dễ thở hơn trong thời gian tới.

Dù vậy, hành trình trở lại mức hoạt động bình thường vẫn còn lắm gian nan và cần thêm thời gian. Delta Air Lines đã từ bỏ kế hoạch khôi phục một số dịch vụ khi số ca nhiễm mới tại Mỹ tăng vọt trở lại và chặn đứng đà hồi phục mới chớm của nhu cầu du lịch. Thậm chí sau khi tái cấu trúc, Virgin Atlantic vẫn dự báo năm 2022 mới có lợi nhuận trở lại.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Tỷ phú giàu nhất Ấn Độ đánh cược vào thị trường thương mại điện tử (18/07/2020)

>   Ông trùm Ấn Độ Mukesh Ambani giàu hơn những gã khổng lồ từ Thung lũng Silicon  (14/07/2020)

>   Elon Musk: Thiên tài đi ngược với mọi quy tắc hay chỉ là kẻ bán ảo mộng? (14/07/2020)

>   Dịch vụ 'mua trước, trả sau' không tính lãi thắng lớn trong mùa dịch (14/07/2020)

>   Dịch COVID-19: Hơn 80 tỷ phú kêu gọi tăng thuế nhằm vào giới siêu giàu (14/07/2020)

>   Tỷ phú pin nắm giữ tương lai Tesla tại Trung Quốc (13/07/2020)

>   Tỷ phú Lý Gia Thành kẹt giữa xung đột Trung Quốc và phương Tây (08/07/2020)

>   Ông chủ Zara lần đầu tiết lộ khối bất động sản (07/07/2020)

>   Tài sản của tỷ phú giàu nhất Nhật Bản tăng vọt lên 29 tỷ USD (07/07/2020)

>   Điểm chung của 3 tỷ phú chứng kiến công ty suy sụp, tài sản bay hơi (03/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật