Thứ Ba, 14/07/2020 06:03

Dầu đảo chiều giảm khi OPEC+ xem xét nới lỏng cắt giảm sản lượng

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu suy giảm vào ngày thứ Hai (13/07), khi các nước sản xuất dầu chủ chốt được cho là đang xem xét nới lỏng cắt giảm sản lượng do nhu cầu dầu thô toàn cầu cải thiện khi một số nền kinh tế mở cửa trở lại sau khi đóng cửa vì đại dịch Covid-19, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8 trên sàn Nymex lùi 45 xu (tương đương 1.1%) xuống 40.10 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 9 trên sàn Luân Đôn mất 52 xu (tương đương 1.2%) còn 42.72 USD/thùng.

Wall Street Journal (WSJ) hôm thứ Bảy (11/07) đưa tin liên minh các nhà sản xuất dầu dẫn đầu bởi Ả-rập Xê-út đang thúc đẩy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh, được gọi chung là OPEC+, nới lỏng cắt giảm sản lượng như kế hoạch bắt đầu vào tháng 8 nhờ những dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang quay trở lại bình thường sau khi sụt giảm do các biện pháp phong tỏa liên quan đến dịch Covid-19.

Cuộc họp định kỳ tiếp theo cho Ủy ban Kỹ thuật chung của OPEC, trong đó sẽ đưa ra đánh giá về thị trường dầu và khuyến nghị cho OPEC+, và Ủy ban Giám sát Bộ trưởng chung, vốn giám sát việc tuân thủ cắt giảm sản lượng, dự kiến lần lượt diễn ra vào ngày thứ Ba và thứ Tư (14-15/07).

OPEC cùng với các đồng minh, bao gồm Nga, đã đồng ý hồi tháng 4/2020 cắt giảm sản lượng toàn cầu 9.7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6 sau khi nhu cầu sụt giảm cùng với cuộc chiến giá dầu ngắn ngủi giữa Ả-rập Xê-út và Nga đã khiến giá dầu thô lao dốc. Việc cắt giảm sản lượng sau đó được kéo dài đến cuối tháng 7/2020. Đề xuất của Ả-rập Xê-út là OPEC+ nới lỏng cắt giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày, chỉ còn cắt giảm 7.7 triệu thùng bắt đầu từ tháng 8/2020, WSJ đưa tin.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích lập luận rằng khả năng dầu sẽ thấy những áp lực mới, đặc biệt khi số ca nhiễm Covid-19 nhảy vọt ở Mỹ và nhiều nơi khác, có thể khiến một số nhà sản xuất miễn cưỡng nới lỏng cắt giảm trong tháng tới.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng xăng giao tháng lùi 0.8% xuống 1.2734 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 8 mất 1.4% còn 1.2235 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 8 sụt 3.7% xuống 1.739 USD/MMBtu.

An Trần

FILI

Các tin tức khác

>   Giá xăng không thay đổi so với kỳ điều hành trước đó (13/07/2020)

>   OPEC+ xem xét tăng sản lượng khai thác dầu từ tháng 8 (13/07/2020)

>   Giá xăng có thể giảm nhẹ ngày mai (12/07/2020)

>   Dầu tăng 2% trước dự báo nhu cầu sẽ hồi phục của IEA (11/07/2020)

>   Dầu WTI sụt hơn 3%, rớt mốc 40 USD/thùng (10/07/2020)

>   Dầu lên cao nhất trong 4 tháng (09/07/2020)

>   Dầu giảm nhẹ khi dịch Covid-19 gây sức ép lên nhu cầu năng lượng (08/07/2020)

>   Dầu diễn biến trái chiều (07/07/2020)

>   Nhu cầu dầu có thể hồi phục hoàn toàn vào 2022 (03/07/2020)

>   Dầu tăng hơn 2% lên cao nhất từ tháng 3/2020 (03/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật