Thứ Tư, 08/07/2020 07:18

Dầu giảm nhẹ khi dịch Covid-19 gây sức ép lên nhu cầu năng lượng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Ba (07/07), khi sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 ở một số nơi trên thế giới tiếp tục gây sức ép đến triển vọng nhu cầu năng lượng, MarketWatch đưa tin.

Tuy nhiên, kỳ vọng dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm tuần thứ 2 liên tiếp đã cung cấp một số hỗ trợ cho giá dầu.

Kết thúc  phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8 trên sàn Nymex hạ 1 xu (tương đương 0.02%) xuống 40.62 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 9 trên sàn Luân Đôn mất 2 xu (tương đương 0.05%) còn 43.08 USD/thùng.

Các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts dự báo dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm 3.7 triệu thùng trong tuần trước, đánh dấu 2 tuần giảm liên tiếp. Họ cũng dự báo nguồn cung giảm 1.2 triệu thùng xăng và 500,000 thùng sản phẩm chưng cất.

Trong một báo cáo định kỳ hàng tháng trước dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vào ngày thứ Tư (08/07), Cơ quan này đã nâng dự báo giá dầu Brent và dầu WTI trong năm 2020 và năm 2021, cũng như cả sản lượng dầu thô tại Mỹ.

“Những thay đổi trong nhu cầu và nguồn cung đã làm chuyển đổi cả thị trường dầu mỏ toàn cầu từ dự báo 21 triệu thùng/ngày của tình trạng dư cung hồi tháng 4/2020 sang dự trữ sụt giảm trong tháng 6”, Linda Capuano, Quản trị viên tại EIA, nhận định. “EIA dự báo tiêu thụ dầu trong tháng 6 tăng gần 10 triệu thùng/ngày so với tháng 4, đồng thời nguồn cung toàn cầu giảm 12 triệu thùng/ngày là kết quả của việc cắt giảm sản lượng từ OPEC+ và giảm giá ở Mỹ và Canada”.

Trong khi đó, các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã bơm 22.31 triệu thùng/ngày trong tháng 6, mức sản lượng chung thấp nhất kể từ tháng 9/1990, theo dữ liệu từ Platts công bố ngày thứ Ba cho thấy. Sản lượng của OPEC+, bao gồm các thành viên trong và ngoài OPEC, thấp hơn 10.32 triệu thùng/ngày so với mức tham chiếu hồi cuối năm 2018, thể hiện mức độ cam kết cắt giảm sản lượng đạt 106%.

“Tuy nhiên, dữ liệu về nhu cầu vẫn đặc biệt quan trọng khi thị trường đánh giá cách thức Mỹ và các nền kinh tế khác đang phản ứng với các biện pháp nới lỏng phong tỏa”, Robbie Fraser, Chuyên gia phân tích hàng hóa cấp cao tại Schneider Electric, chia sẻ.

Việc tạm dừng tái mở cửa hoạt động kinh doanh ở Mỹ và lần nữa áp các biện pháp phong tỏa ở những nước như Australia được xem là một phần lý do khiến giá dầu thô suy yếu trong phiên.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng xăng giao tháng 8 vọt 2.8% lên 1.275 USD/gallon. Trong khi, hợp đồng dầu sưởi giao tháng 8 lùi 0.1% xuống 1.2433 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 8 cộng 2.5% lên 1.876 USD/MMBtu.

An Trần

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu diễn biến trái chiều (07/07/2020)

>   Nhu cầu dầu có thể hồi phục hoàn toàn vào 2022 (03/07/2020)

>   Dầu tăng hơn 2% lên cao nhất từ tháng 3/2020 (03/07/2020)

>   Dầu khởi sắc khi nguồn cung tại Mỹ giảm mạnh nhất trong năm (02/07/2020)

>   Giá gas tăng lần thứ 3 trong năm, tổng 3 lần tăng 85.000 đồng (01/07/2020)

>   Dầu WTI bứt phá hơn 90% trong quý 2 (01/07/2020)

>   Dầu đảo chiều tăng mạnh nhờ hy vọng nhu cầu năng lượng cải thiện (30/06/2020)

>   Ông lớn dầu đá phiến hàng đầu tại Mỹ đã nộp đơn bảo hộ phá sản (29/06/2020)

>   Giá xăng tăng gần 900 đồng/lít từ 15h ngày 27/06 (27/06/2020)

>   Dầu WTI giảm hơn 3% trong tuần qua (27/06/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật