Thứ Sáu, 17/07/2020 09:00

Đã đến lúc đầu tư cổ phiếu phòng thủ?

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, việc chọn lựa những cổ phiếu duy trì mức tăng trưởng ổn định, hay còn gọi là cổ phiếu phòng thủ, là lựa chọn tốt cho danh mục đầu tư.

Một chuyên gia khuyến nghị: “Thời điểm này, nhà đầu tư nên giảm tỷ lệ cổ phiếu hoặc tiếp tục mua bán nhưng dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu phòng thủ”.

Cổ phiếu ngành điện được xem là cổ phiếu phòng thủ.

Thị trường biến động khó lường

Sau giai đoạn hồi phục theo hình chữ V, VN-Index đã giảm từ đỉnh 900 điểm ngày 10/06. Trong đợt điều chỉnh này, bên mua trở nên thận trọng, trong khi bên bán có động thái chốt lời, khiến đa số cổ phiếu trụ bị bán ra mạnh. Đặc biệt, dòng tiền có sự suy yếu khá rõ so với giai đoạn trước.

Song song đó, mùa công bố báo cáo tài chính quý 2/2020 chuẩn bị bắt đầu, cao điểm từ 20-31/07. Các doanh nghiệp tiêu thụ nội địa được kỳ vọng hồi phục hoạt động kinh doanh, trong khi doanh nghiệp hàng không, du lịch, xuất khẩu chưa có dấu hiệu cải thiện. Sự khó lường trong mùa báo cáo quý 2 cùng diễn biến dịch Covid-19 phức tạp trên thế giới dẫn đến nhà đầu tư thận trọng trong các quyết định giải ngân.

Thị trường bước vào giai đoạn khó khăn hơn.

Cổ phiếu phòng thủ - lựa chọn tốt khi thị trường giảm

Cổ phiếu phòng thủ là cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất hoặc phân phối các loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Bằng cách cung cấp hàng hóa và dịch vụ được mọi người sử dụng liên tục, các doanh nghiệp này phát triển bền vững và không bị ảnh hưởng bởi biến động của nền kinh tế.

Đầu tư cổ phiếu phòng thủ có thể tránh thua lỗ và kiếm được lợi nhuận bất chấp kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, cũng vì an toàn, cổ phiếu phòng thủ khó tăng vọt khi kinh tế tăng trưởng mạnh như các loại cổ phiếu khác. Khi thị trường tăng trưởng 10%, có thể các cổ phiếu này chỉ tăng 5%. Nhưng khi thị trường giảm 10%, những cổ phiếu này giảm ít hơn hoặc có thể tăng lên.

Các nhóm ngành có cổ phiếu phòng thủ phổ biến nhất là: Tiện ích (sản xuất và phân phối điện, nước, gas); thực phẩm - đồ uống, hàng tiêu dùng thiết yếu; chăm sóc sức khỏe (sản xuất thuốc và dược phẩm). Với những nhóm ngành này, dù kinh tế khủng hoảng hay suy thoái, con người vẫn có nhu cầu hàng ngày. Theo đó, doanh nghiệp không những duy trì được kết quả kinh doanh giúp giá cổ phiếu ổn định, mà còn trở thành điểm đến thu hút dòng tiền.

Nhà đầu tư muốn bảo vệ tài khoản có thể xem xét đầu tư cổ phiếu phòng thủ của các doanh nghiệp có: Hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt trong thời gian dài, dòng tiền mạnh, cổ tức cao và ổn định hàng năm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý giá cổ phiếu đã quá cao hay chưa.

Cổ phiếu điện, nước

Cổ phiếu phòng thủ được nhắc đến nhiều là cổ phiếu ngành điện và cấp nước.

Cổ phiếu ngành điện có vị thế phòng thủ nhờ các yếu tố như: Ngành nghề thiết yếu nên hoạt động kinh doanh luôn duy trì ổn định; lịch sử trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn hàng năm; rào cản gia nhập ngành lớn. Với những vị thế này, nhóm ngành điện luôn thu hút dòng tiền trên TTCK mỗi khi có rủi ro biến động mạnh. Bên cạnh đó, triển vọng doanh nghiệp điện cũng khả quan nhờ nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng mạnh mẽ. Theo ước tính của Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ vượt nguồn cung 6.6 tỷ kWh vào năm 2021, 11.8 tỷ kWh năm 2022 và đỉnh điểm là 15 tỷ kWh năm 2023.

Các doanh nghiệp ngành điện có lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt cao và đều đặn có thể kể đến như: Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC), Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2), Thủy điện Thác Bà (HOSE: TBC),…

Với ngành cấp nước, doanh thu ổn định, tỷ suất lợi nhuận gộp biên cao và cổ tức tiền mặt đều đặn tạo nên sức hút cho ngành. Nhu cầu nước sạch đang gia tăng trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh. Trong quý 1/2020, nền kinh tế chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng nhiều doanh nghiệp ngành cấp nước có sự tăng trưởng doanh thu so cùng kỳ, nhờ giá bán và sản lượng tăng cao hơn. Một số mã cổ phiếu có cấu trúc tài chính an toàn, vốn hóa lớn và sinh lời tốt như Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM), Nước - Môi trường Bình Dương (BWE) và Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (UPCoM: BWS).

Gia Nghi

FILI

Các tin tức khác

>   Điều gì làm cổ phiếu lên và xuống? (16/07/2020)

>   Góc khuất của sự bùng nổ đầu cơ chứng khoán mùa đại dịch (13/07/2020)

>   Nên vay bố mẹ 100 triệu đầu tư trái phiếu? (29/06/2020)

>   'Đừng cố chống lại thị trường, đừng cố chống lại Fed' (17/06/2020)

>   TTCK: Có thể ‘thêm dầu vào lửa’ đến bao giờ? (17/06/2020)

>   Chiến lược chứng khoán cho 'nhà đầu tư số không' (10/06/2020)

>   Tỷ phú Ken Fisher: Warren Buffett bỏ lỡ đà tăng vì đã quá già (09/06/2020)

>   Bỏ lỡ đà tăng 40%, cỗ máy kiếm tiền Stanley Druckenmiller cảm thấy bản thân thật ‘xoàng xĩnh’ (09/06/2020)

>   Chuyện mở tài khoản chứng khoán (08/06/2020)

>   ‘Bắt sóng’ đầu tư công cần lưu ý những gì? (03/06/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật