Thứ Sáu, 10/07/2020 09:00

Có còn cần trần lãi suất?

Kể từ lần điều chỉnh đầu tiên của trần lãi suất tiền gửi vào giữa tháng 11 năm ngoái, sau 5 năm giữ nguyên ở mức 5.5%, mặt bằng lãi suất huy động vốn đã lùi một bước dài về mức thấp nhất trong 20 năm trở lại đây. Với diễn biến vừa qua, liệu quy định trần lãi suất có thật sư cần duy trì?

Ồ ạt giảm

Chỉ trong vòng 7 tháng ngắn ngủi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có 3 lần giảm trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng liên tiếp. Lần đầu tiên vào giữa tháng 11/2019 giảm 0.5% từ 5.5% xuống 5.0%, lần thứ hai giảm 0.25% xuống 4.75% vào giữa tháng 3 đầu năm nay và lần thứ ba giảm 0.5% xuống 4.25% vào giữa tháng 5, cách đây chỉ 2 tháng.

Và trong những ngày đầu tháng 7 này, một đợt hạ lãi suất tiền gửi ồ ạt lại diễn ra giữa các nhà băng, với mức giảm thể hiện sự quyết liệt, phổ biến ở 0.3% đối với kỳ hạn dưới 6 tháng và 0.5% đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Thống kê cho thấy đã có đến 25/35 ngân hàng nội địa đã mạnh tay điều chỉnh lãi suất trong tuần đầu tháng 7, dù NHNN chưa có động thái hoặc cho thấy dấu hiệu sẽ tiếp tục giảm trần lãi suất tiền gửi trong thời gian tới.

Với mức giảm mạnh như trên, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1-5 tháng hiện chỉ còn 3.7-4%, trong khi kỳ hạn 6-11 tháng thậm chí được kéo về vùng 4.4-4.6% tại 4 NHTM Nhà nước là Vietcombank, VietinBank, BIDVAgribank, còn thấp hơn cả mức trần lãi suất ngắn hạn 5.5% đã tồn tại suốt 5 năm trước đây và chỉ cao hơn 0.15-0.35% mức trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng hiện nằm ở 4.25%. Đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần khác, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng cũng chỉ còn 6-6.5%, giảm đáng kể so với giai đoạn trước.

Có còn cần trần lãi suất?

Còn nhớ trước đây không lâu từng có ý kiến đề xuất nên thiết lập trần lãi suất tiền gửi 1 năm là 5% để giảm giá vốn cho các NHTM, từ đó giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mặt bằng lãi suất hiện tại và xu hướng điều chỉnh liên tiếp gần đây, có lẽ không cần phải thực hiện một chính sách cứng nhắc như vậy.

Về cơ bản, nếu áp trần lãi suất tiền gửi dài hạn có thể gây thêm khó khăn cho các ngân hàng nhỏ - vốn luôn chịu áp lực thanh khoản. Khi một mức trần được thiết lập như nhau cho các nhà băng, dòng tiền gửi có xu hướng chạy về những ngân hàng lớn có thương hiệu, uy tín vì được đánh giá an toàn hơn, khiến các ngân hàng nhỏ không những khó huy động mà còn có thể chứng kiến dòng tiền gửi bị rút ra do không thể áp dụng khung lãi suất tùy nghi giữ chân khách hàng. Hệ quả là những nhà băng này buộc phải tìm đến những kênh tài trợ vốn trên thị trường liên ngân hàng và chấp nhận lãi suất cao, gây bất ổn tiềm tàng cho hệ thống.

Thực tế thời gian qua cũng đã cho thấy điều này, khi trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn được áp đặt, với lợi thế cạnh tranh thấp hơn, nhiều ngân hàng nhỏ buộc phải neo lãi suất huy động trung dài hạn cao hơn nhiều so với thị trường để thu hút khách hàng gửi tiền. Điều này khiến chi phí huy động vốn của nhóm này luôn cao hơn đáng kể so với mức bình quân, dẫn đến phải chấp nhận thu hẹp biên lợi nhuận, hoặc phải cho vay với lãi suất cao hơn thị trường chung, đồng nghĩa với khả năng đối mặt với rủi ro cao hơn vì phần lớn các khách hàng vay vốn tốt chỉ chấp nhận những khoản vay có lãi suất thấp nên đã đổ về các ngân hàng lớn.

Ngoài ra, mức trần 5%/ năm đối với tiền gửi kỳ hạn 1 năm nếu được áp dụng sẽ là quá thấp với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi lạm phát luôn duy trì ở ngưỡng 4% và không loại trừ có thể vượt mục tiêu trong năm nay, trước những ảnh hưởng của dịch bệnh khiến một số mặt hàng đã tăng giá phi mã.

Thậm chí nếu nhìn vào đợt đồng thuận giảm mới đây của các ngân hàng, không ít người tự hỏi, liệu trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng có còn cần thiết, khi các ngân hàng đã chủ động giảm theo cung cầu vốn hiện tại, và mức niêm yết đang thấp hơn nhiều so với mức trần theo quy định của NHNN.

Thực tế những đề xuất bỏ trần lãi suất đã từng được đề cập nhiều lần trong thời gian qua, nhưng nhà điều hành vẫn muốn duy trì một chính sách thận trọng, khi mà hệ thống hiện nay vẫn còn tồn tại một số nhà băng thường gặp khó khăn thanh khoản và có thể kích hoạt lại các cuộc đua lãi suất không mong đợi.

Dù vậy, thời gian qua cũng cho thấy các nhà băng khi cần huy động vốn số lượng lớn với lãi suất cao, thường phát hành trái phiếu dài hạn để thu hút nhà đầu tư, chứ ít khi lựa chọn nâng mạnh lãi suất tiền gửi như giai đoạn trước.

Nhu cầu vốn trung dài hạn

Đáng lưu ý là trong đợt giảm vừa qua, với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên ghi nhận mức giảm mạnh hơn kỳ hạn dưới 6 tháng, nên chênh lệch giữa 2 khung kỳ hạn này tính theo bình quân của các ngân hàng đã thu hẹp từ mức 2.3% vào giữa tháng 5 xuống chỉ còn quanh 2.1%. Điều này đồng nghĩa với chi phí huy động vốn trung dài hạn của các nhà băng đã tiết giảm đáng kể so với giai đoạn trước.

Diễn biến này là khá bất ngờ, khi ngành ngân hàng đang đối mặt với quy định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ tiếp tục giảm từ 40% về còn 37% từ đầu tháng 10 tới, tức chưa đầy 3 tháng nữa, theo đó những tưởng nhu cầu huy động vốn trung dài hạn sẽ càng cấp thiết hơn. Dù vậy, thống kê của NHNN gần nhất cho thấy tỷ lệ này của toàn ngành vào cuối quý 1 cũng chỉ ở mức thấp 25.52%, trong đó ở nhóm NHTM nhà nước là 28.92% và nhóm NHTM cổ phần là 28.7%. Hầu hết các nhà băng hiện nay cũng có tỷ lệ này cách khá xa so với mức quy định sắp tới là 37%.

Trong khi đó với tình hình hiện nay cũng như cho giai đoạn sắp tới, các ngân hàng cũng khó lòng mạo hiểm cho vay trung dài hạn trước những bất ổn tiềm tàng của nền kinh tế vẫn hiện hữu, trong khi các doanh nghiệp cũng không dám mở rộng đầu tư cho các dự án dài hạn vào thời điểm này, do đó nhu cầu vốn trung dài hạn sẽ không còn cao như giai đoạn trước.

Đối với khách hàng cá nhân, nhu cầu vay vốn trung dài hạn trước đây thường xuất hiện ở các sản phẩm vay tiêu dùng, mua bất động sản. Nhưng trước những ảnh hưởng của dịch bệnh thời gian qua, các cá nhân, hộ gia đình hiện nay có xu hướng thắt chặt chi tiêu nhiều hơn để phòng ngừa rủi ro cho giai đoạn phía trước, trong khi thị trường nhà đất hiện nay cũng không còn hấp dẫn để đầu tư.

Thậm chí nếu nhìn vào đợt đồng thuận giảm mới đây của các ngân hàng, không ít người tự hỏi liệu trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng có còn cần thiết, khi các ngân hàng đã chủ động giảm theo cung cầu vốn hiện tại, và mức niêm yết đang thấp hơn nhiều so với mức trần theo quy định của NHNN.

* Lượng TPDN lưu hành lớn, lãi suất tiền gửi khó giảm nhiều

* Vì sao các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất đầu tháng 7?

Phan Thụy

FILI

Các tin tức khác

>   Thị giá BVB tăng 30% trong phiên giao dịch đầu tiên trên UPCoM (09/07/2020)

>   Techcombank: Chúng tôi tập trung vào khách hàng tốt, chứ không dàn trải nhiều khách hàng (09/07/2020)

>   Thông tin thẻ tín dụng trị giá 7 triệu USD bị lộ sau vụ tấn công mạng 570 cửa hàng thương mại điện tử (09/07/2020)

>   Ưu đãi mỗi ngày khi thanh toán với thẻ Sacombank Visa  (08/07/2020)

>   Vay siêu tốc đến 10 tỷ đồng với gói tín dụng cho doanh nghiệp của MSB (08/07/2020)

>   Vì sao ngày càng nhiều ngân hàng tham gia tín dụng xanh? (08/07/2020)

>   HDBank đã phát hành riêng lẻ 2,398 tỷ đồng trái phiếu vào đầu tháng 7 (08/07/2020)

>   Lượng TPDN lưu hành lớn, lãi suất tiền gửi khó giảm nhiều (08/07/2020)

>   VietinBank: Dư nợ tín dụng tính đến cuối tháng 6 đạt hơn 946,100 tỷ đồng (08/07/2020)

>   Chiêu trò giả mạo thương hiệu ngân hàng để lừa đảo (08/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật