Thứ Tư, 08/07/2020 15:43

Vì sao ngày càng nhiều ngân hàng tham gia tín dụng xanh?

Giữa bối cảnh nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang chịu tác động của biến đổi khí hậu, ngày càng nhiều ngân hàng và doanh nghiệp tham gia vào tín dụng xanh, tạo ra một xu hướng được dự báo phát triển mạnh trong tương lai.

Tín dụng xanh (Green Credit) được hiểu là bất cứ khoản vay nào được dành riêng để tài trợ hoặc tái tài trợ toàn bộ hoặc một phần cho các dự án xanh mới/hiện có đủ tiêu chuẩn.

Ngày 21/3/2018, Hiệp hội thị trường cho vay (Loan Market Association – LMA) và Hiệp hội thị trường cho vay Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Loan Market Association – APLMA) đồng công bố bộ Nguyên tắc Tín dụng xanh (GLP) bao gồm bốn tiêu chí cốt lõi: Sử dụng khoản vay, tuyển chọn và đánh giá dự án, quản lý khoản vay, báo cáo.

Tín dụng xanh phải thỏa 4 tiêu chí cốt lõi của Nguyên tắc Tín dụng xanh (Green Loan Principles – GLP). Tín dụng xanh không nên được xem xét hoán đổi với các khoản vay thông thường không thỏa các tiêu chí này.

Xu hướng tăng trưởng tín dụng xanh đã phát triển từ lâu trên thế giới như các dự án tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch nhằm giúp tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo vệ môi trường. Tín dụng xanh được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ đời sống và quy trình sản xuất của các doanh nghiệp đến môi trường, trong khi vẫn góp phần tăng trưởng kinh tế.

Về phía ngân hàng, việc triển khai chương trình tín dụng xanh giúp giảm thiểu các khoản nợ khó đòi, tăng cường mức độ ổn định tài chính và bảo vệ hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.

Dư địa tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam còn nhiều

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến chuyển đổi mô hình phát triển tín dụng xanh như Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020...

NHNN cho biết tính đến hết tháng 6/2019, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh là 310,600 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018. Dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh - chiếm 46% tổng dư nợ tín dụng xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 15%, quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11% và lâm nghiệp bền vững chiếm 5%.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức để phát triển mô hình khi hình thức tín dụng này còn mới tại thị trường Việt Nam. Thứ nhất, các cơ chế pháp lý và quy định cho tín dụng xanh còn dàn trải, cần hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu thực tế. Thứ hai, các dự án đáp ứng đủ tiêu chuẩn để giảm thiểu rủi ro liên quan đến môi trường xã hội thường làm phát sinh chi phí đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế. Cuối cùng, nhiều ngành nghề liên quan đến tăng trưởng xanh là các ngành nghề mới ở Việt Nam như điện mặt trời, điện gió, điện rác…

Ngày càng nhiều ngân hàng tham gia vào các dự án xanh

Sacombank từng triển khai gói cho vay hạn mức tối đa 500 triệu đồng, lãi suất giảm 1% so với lãi suất hiện hành, thời hạn vay tối đa 60 tháng cho khách hàng cá nhân có nhu cầu mua thiết bị điện năng lượng mặt trời phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh sản xuất.

HDBank cũng cho vay với doanh nghiệp đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà, tỷ lệ vay lên đến 70%, thời hạn cho vay 5 năm. HDBank còn dành riêng 10,000 tỷ đồng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo bước phát triển cách mạng 4.0.

Hồi tháng 11/2017, HSBC cam kết cung cấp 100 tỷ USD cho các hoạt động tài chính bền vững đến năm 2025. Hiện nay, kế hoạch này đã đi được hơn 50% chặng đường, tương đương 52.4 tỷ USD đã được giải ngân, cung cấp nguồn vốn cho các dự án xanh.

Sáng ngày 08/07/2020, Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam) và CTCP Sản xuất Nhựa Duy Tân đã tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng xanh nhằm tài trợ dự án xây dựng nhà máy nhựa tái chế của Duy Tân. Đây là khoản tín dụng xanh đầu tiên HSBC thu xếp cho một doanh nghiệp Việt Nam trong tổng số 100 tỷ USD mà Ngân hàng cam kết sử dụng cho tài trợ và đầu tư bền vững trên toàn cầu đến năm 2025.

Nhà máy có công suất dự kiến lên tới 100,000 tấn mỗi năm cũng là nơi đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ tái chế “Bottles to Bottles” (Chai ra Chai). Đồng thời, khoản tín dụng xanh trong danh mục tài chính sẽ giúp Nhựa Duy Tân mở rộng triển vọng tiếp cận các thị trường vốn quốc tế trong tương lai.

Chia sẻ bên lề buổi ký kết, ông Nguyễn Bảo Quốc - Giám đốc Tài chính Nhựa Duy Tân - cho biết, mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai là hướng ra thị trường quốc tế. 

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   HDBank đã phát hành riêng lẻ 2,398 tỷ đồng trái phiếu vào đầu tháng 7 (08/07/2020)

>   Lượng TPDN lưu hành lớn, lãi suất tiền gửi khó giảm nhiều (08/07/2020)

>   VietinBank: Dư nợ tín dụng tính đến cuối tháng 6 đạt hơn 946,100 tỷ đồng (08/07/2020)

>   Chiêu trò giả mạo thương hiệu ngân hàng để lừa đảo (08/07/2020)

>   BIDV - Trách nhiệm với cổ đông và cộng đồng các nhà đầu tư (08/07/2020)

>   Nợ thẻ tín dụng hơn 6 triệu, 7 năm sau bị đòi gần 60 triệu đồng (07/07/2020)

>   Đại án DongA Bank giai đoạn 2: Bị cáo Trần Phương Bình xin lỗi các đồng phạm (06/07/2020)

>   Vay tiền qua app: App 'mất hút', người vay bỗng dưng hết nợ (06/07/2020)

>   Cổ phiếu ngân hàng chuyển động ra sao trong tháng 6? (07/07/2020)

>   Sacombank tiếp thêm 10,000 tỷ đồng cho cá nhân vay sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống  (06/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật