Thứ Năm, 25/06/2020 13:26

Doanh số bán hàng qua mạng năm 2020 sẽ vượt mức 15 tỉ USD

Sáng 25.6, Hội thảo Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 lần đầu tiên được tổ chức kết hợp cả hình thức online và offline.

Nhiều người tiêu dùng Việt Nam đã tăng mua sắm qua mạng. Ảnh: Đ.Ngọc Thạch

Theo ông Nguyễn Anh Dzũng – Giám đốc cấp cao dịch vụ đo lường bán lẻ Nielsen Việt Nam, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến người Việt Nam cho thấy có 65% người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều hơn cho sản phẩm tốt và đảm bảo sức khỏe; 59% người chọn mua hàng nội địa do biết nguồn gốc và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, có 64% người dùng cho rằng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao thức ăn thường xuyên hơn sau Covid-19 và 63% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn. Điều này cho thấy thương mại điện tử sẽ gắn liền với hành vi mua sắm của người dùng sau dịch. Bên cạnh đó, số đông người dùng cũng thay đổi thói quen ăn uống bên ngoài với tỷ lệ 83% (trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 86%, Malaysia là 62%...). Do đó, theo ông Nguyễn Anh Dzũng, với sự thay đổi hành vi tiêu dùng sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp cần phải thay đổi như mở rộng kênh bán hàng online và các kênh trực tiếp đến người tiêu dùng; chuyển đổi danh mục sản phẩm; tăng cường bán hàng đa kênh và truyền tải thông điệp về sức khỏe và đảm bảo chất lượng...

Khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cũng cho thấy mức độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp thương mại điện tử trong giai đoạn cao điểm của đại dịch (tháng 2 - tháng 4.2020) là 14% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là con số rất ấn tượng trong bối cảnh khủng hoảng chung và nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác phải đóng cửa, giải thể hay phá sản. Vì vậy đa số doanh nghiệp cũng nhận định tiềm năng kinh doanh sẽ tốt hơn sau khi kết thúc đại dịch.

Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, năm 2019, tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt 32% và đạt quy mô khoảng 11,5 tỷ USD. Hiệp hội cũng dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2020 tiếp tục duy trì trên 30% và quy mô thương mại điện tử cả nước sẽ vượt con số 15 tỷ USD. Còn Báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Bain&Company dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015 – 2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Khi đó, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng vị trí thứ 3 trong khối ASEAN.

Tại hội thảo, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cũng công bố chỉ số thương mại điện tử 2020, bao gồm bốn chỉ số thành phần là hạ tầng nguồn nhân lực và công nghệ thông tin; giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp; giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp. Chỉ số năm nay cho thấy có nhiều địa phương đã bứt phá, thể hiện quyết tâm đưa kênh thương mại điện tử phổ biến hơn cho doanh nghiệp và địa phương. TP.HCM tiếp tục dẫn đầu về chỉ số thương mại điện tử năm 2020 với điểm tổng hợp là 89,1 điểm, tăng 2,3 điểm so với năm 2019. Đứng thứ 2 là Hà Nội và thứ ba là Hải Phòng...

Mai Phương

Thanh niên

Các tin tức khác

>   HSBC: Vị thế riêng của Việt Nam sau đại dịch Covid-19 (25/06/2020)

>   Hàng hóa được giảm tới 100% trong tháng khuyến mại tập trung quốc gia (25/06/2020)

>   Hỗ trợ dệt may thời Covid-19: Đừng như sấm chớp kêu to, mưa thì nhỏ giọt (25/06/2020)

>   Ai sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa: Câu hỏi khó dành cho Chính phủ (25/06/2020)

>   VCCI: 'Giảm 60% điều kiện kinh doanh chỉ là báo cáo trên giấy' (25/06/2020)

>   Việt Nam chưa đón du khách quốc tế (24/06/2020)

>   Các hãng gọi xe đồng loạt cắt giảm nhân viên (24/06/2020)

>   Ngành ôtô trong nước: Làm gì để giảm giá bán? (24/06/2020)

>   Bộ Y tế cấp số lưu hành cho máy thở Vsmart VFS - 510  (24/06/2020)

>   TP HCM muốn thu phí hàng qua cảng biển (24/06/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật