Thứ Năm, 11/06/2020 06:49

Châu Á có thể đóng vai trò đầu tàu trong phục hồi kinh tế sau đại dịch

Các chuyên gia khuyến nghị các nhà lãnh đạo châu Á nên tổ chức hội nghị thượng đỉnh để phối hợp các chính sách tài chính, thương mại, y tế công cộng và an ninh lương thực.

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong báo cáo có tên “Chiến lược phục hồi và tái thiết châu Á giai đoạn hậu COVID-19”, các chuyên gia khuyến nghị các nhà lãnh đạo châu Á nên tổ chức hội nghị thượng đỉnh để phối hợp các chính sách tài chính, thương mại, y tế công cộng và an ninh lương thực.

Tác giả của bản báo cáo là một nhóm các chuyên gia kinh tế và cố vấn chính phủ từ Australia, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia và Thái Lan. Nhiều người trong số họ đã giữ chức vụ cao trong các cơ quan điều hành của đất nước. Dự án này được thực hiện dưới sự điều phối của các trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Australia.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, tham gia hội nghị thượng đỉnh cần có các đối tác đối thoại ASEAN theo định dạng ASEAN+6, bao gồm Australia, Ấn Độ và Trung Quốc. Nỗ lực phối hợp của các nước châu Á là chìa khóa để đưa nền kinh tế thế giới vào con đường phục hồi sau khủng hoảng do đại dịch.

Các tác giả của báo cáo cho rằng, hội nghị thượng đỉnh nên được dành riêng cho việc mở rộng cơ chế hoán đổi tiền tệ song phương để phòng ngừa rủi ro tài chính, và để duy trì và mở cửa các thị trường cho các sản phẩm y tế và thực phẩm.

Hội nghị cũng nên tiến hành những nỗ lực bổ sung ở cấp cao nhất để phối hợp thực hiện thủ tục nối lại các liên kết thương mại quốc tế, và thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

CEP là hiệp định thương mại tự do giữa các nước thành viên ASEAN cùng với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả điều này sẽ cho phép tránh những hành động vì lợi ích vị kỷ của một số quốc gia, điều gần như chắc chắn đẩy thế giới tới một cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc hơn và lâu dài hơn.

Bản báo cáo đã được chuẩn bị để tìm cách giải quyết các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hậu quả của đại dịch đối với nền kinh tế toàn cầu, sự gia tăng liên tục các rủi ro địa chính trị, ưu thế của chủ nghĩa dân túy trong quan hệ quốc tế.

Đồng thời, các chuyên gia cho rằng, sự quan tâm của Mỹ đối với hợp tác đa phương đang suy giảm. Cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ cũng sẽ hạn chế khả năng của hai nước trong việc đóng góp cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Hợp tác quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, trong những điều kiện này, các quốc gia châu Á nên đoàn kết lại để đối phó với những thách thức trong lĩnh vực y tế công cộng quốc tế và để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

Nếu các nước châu Á lắng nghe và hưởng ứng lời kêu gọi của các tác giả báo cáo, hậu quả của cuộc khủng hoảng có thể ít nghiêm trọng hơn so với dự đoán của các nhà khoa học chính trị và kinh tế chỉ một tháng trước. Đây là nhận định của chuyên gia Alexander Salitsky từ Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO).

Chuyên gia Nga này giải thích tại sao châu Á có thể đóng vai trò đầu tàu trong quá trình vượt khỏi khủng hoảng toàn cầu hậu đại dịch, đó là do trong 3-4 tháng đầu năm nay nền kinh tế châu Á không chìm quá sâu vào khủng hoảng, khác với các nền kinh tế của Mỹ và châu Âu.

Hơn nữa, ở Mỹ và châu Âu, tình hình kinh tế quý II thậm chí sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với quý I/2020. Ở châu Á, tình hình không tệ lắm, nhiều nước vẫn ghi nhận tăng trưởng. Ngoài ra, các nền kinh tế châu Á đã phải đối mặt với dịch bệnh sớm hơn Mỹ và châu Âu, do đó họ có thể sớm vượt qua khủng hoảng do các biện pháp phong tỏa và kiểm dịch gây ra.

Trên thực tế, kinh tế châu Á đang phục hồi đã trở thành trung tâm mới của nền kinh tế toàn cầu, có tính đến sự đóng góp của Trung Quốc, ASEAN và Hàn Quốc. Đại dịch đã làm tăng ảnh hưởng của các nền kinh tế của Đông Á và Đông Nam Á đối với nền kinh tế thế giới.

Về vai trò của Trung Quốc, nước này có thị trường nội địa đầy tiềm năng, có thể đóng góp trong nỗ lực chung của các nước châu Á để thoát khỏi khủng hoảng. Chuyên gia Alexander Salitsky cho rằng trong nửa cuối năm nay, các hoạt động ngoại thương dự kiến sẽ hồi phục.

Hồi tháng Tư, Trung Quốc đã ghi nhận kết quả tốt, trong đó có số liệu nhập khẩu. Bằng cách này, Bắc Kinh hỗ trợ các nước láng giềng bởi thị trường Trung Quốc rất quan trọng đối với nhiều nước.

Báo cáo “Chiến lược phục hồi và tái thiết châu Á giai đoạn hậu COVID-19” nhận định nếu các nước châu Á tận dụng cơ hội tăng cường hợp tác và điều phối phát triển kinh tế, khu vực này có thể được coi là tấm gương sáng và điển hình cho Mỹ và châu Âu.

BNEWS

Các tin tức khác

>   OECD vẽ ra bức tranh u ám về nền kinh tế thế giới (10/06/2020)

>   Tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong 10 năm (10/06/2020)

>   Bị kiện vì nâng giá khẩu trang 18 lần trên Amazon (09/06/2020)

>   Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu sẽ giảm 5,2% vì dịch COVID-19 (09/06/2020)

>   Kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái (09/06/2020)

>   80% người Mỹ nói đất nước 'mất kiểm soát' (08/06/2020)

>   Người dân Hồng Kông xếp hàng mua nhà ở (08/06/2020)

>   Dự án đường sắt do TQ thực hiện tê liệt, Indonesia cầu cứu Nhật Bản (08/06/2020)

>   Trung Quốc hoãn nợ cho 77 quốc gia đang phát triển (08/06/2020)

>   Xuất khẩu của Trung Quốc quay đầu giảm, nhập khẩu giảm mạnh nhất trong 4 năm (08/06/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật