Thứ Sáu, 12/06/2020 14:30

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói rõ về việc thu phí rác sinh hoạt theo kilogam

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho hay, cách thức thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng sẽ được hướng dẫn bằng nghị định, thông tư, còn luật chỉ quy định nguyên tắc.

* Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sẽ thu phí rác sinh hoạt theo ki lô gam

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 12.6. Ảnh: Gia Hân

Sáng 12.6, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã trả lời một số câu hỏi của báo chí liên quan đến việc thu phí xử lý rác thải.

Tính theo thể tích, qua việc bán bao bì đựng rác

Dự thảo luật Bảo vệ môi trường trình Quốc hội lần này dự kiến quy định thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng khiến người dân khá băn khoăn. Xin bộ trưởng giải thích rõ hơn về chính sách này?

Quan trọng nhất là không thu phí thu gom, xử lý rác theo nguyên tắc đánh đều bình quân, ví dụ sẽ không thu tiền rác 10.000 - 20.000 đồng/hộ mà tính trên lượng rác, đo bằng khối lượng, thể tích thải ra. Anh xả ra nhiều thì anh phải trả tiền nhiều hơn. Thông thường đo bằng khối lượng thì không thực tế nên chủ yếu người ta đo bằng thể tích. Chẳng hạn, trên bao bì đựng rác người ta tính khoảng bao nhiêu mét khối rác. Tính theo thể tích là phù hợp hơn.

Vậy thu phí này thực hiện ra sao thưa ông?

Có nhiều cách thực hiện. Nhiều nước tính tiền thu gom, xử lý rác qua việc bán bao bì đựng rác. Người dân sẽ thực hiện phân loại rác theo các loại bao bì đựng rác với màu sắc khác nhau. Mỗi bao bì sẽ có các thể tích khác nhau. Dựa vào lượng rác qua các bao bì này để thu tiền thu gom, xử lý rác.

Vấn đề này được thiết kế thế nào trong luật Bảo vệ môi trường?

Vấn đề này không quy định cụ thể trong luật. Luật sẽ chỉ đưa ra nguyên tắc, là không tính tiền xử lý rác đổ đồng mà trên cơ sở người nào xả rác ra nhiều thì phải trả nhiều hơn, tức là dựa trên lượng rác mà như tôi đã nói, thông thường các nước dựa vào thể tích túi bao bì. Còn việc quy định màu nào, chia bao nhiêu loại túi, cách tính toán thế nào thì sẽ do văn bản dưới luật hướng dẫn. Chính phủ có thể cụ thể bằng các nghị định, thông tư hướng dẫn các địa phương quy định cụ thể phương án.

Người dân có thể không phải trả tiền nếu phân loại rác

Nhưng ở Việt Nam thói quen vứt rác vừa bãi, vứt trộm nữa thì liệu phương án này có khả thi không, thưa ông?

Đúng là như vậy. Chẳng hạn Hàn Quốc phải mất 10 năm để thực hiện được vấn đề này. Chính sách có thực thi được hay không thì quan điểm, chủ trương của luật pháp phải phù hợp thực tế. Khi đưa ra chính sách như vậy phải xác định trách nhiệm người dân phân loại, đến thu gom thế nào, tức là phải có sự đồng bộ giải pháp từ người dân, cho đến khâu cuối cùng là xử lý.

Quan trọng hơn nữa là người dân có nhận thức đầy đủ vấn đề này hay không, vì đây là việc người dân trực tiếp làm, trực tiếp giải quyết vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho chính mình. Nếu người dân ủng hộ được và trực tiếp làm thì sẽ thành công.

Còn nhà nước là đảm bảo các điều kiện để làm sao từ khi người dân phân loại thì có chính sách khuyến khích người dân tham gia vào quá trình này và người dân cũng được thụ hưởng qua việc phân loại đó. Nhà nước sẽ đầu tư ngay để đảm bảo tính đồng bộ từ quá trình vận chuyển, đến công nghệ xử lý khác nhau với các loại rác khác nhau.

Quan trọng nhất là vai trò phương tiện truyền thông báo chí. Ta có nhiều mô hình khác nhau nhưng làm sao để bà con hiểu làm việc này phải đi vào thực chất. Xả rác ra thì phải có sự giám sát của người dân chứ không thể chỉ cơ quan nhà nước giám sát. Hiện ta có nhiều chế tài xử lý, nhưng quan trọng nhất là trách nhiệm giám sát và cách tổ chức cộng đồng.

Liệu với chính sách này chi phí rác thải của người dân có tăng lên?

Chi phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay cũng có nhiều đối tượng khác nhau. Có người sẵn sàng chi trả nhưng có người khó khăn. Do đó, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần chi phí trong việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, người dân chỉ chịu trách nhiệm một phần.

Phần chi phí của nhà nước sẽ được bổ sung để các nhà cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý đảm bảo được lợi nhuận tối thiểu duy trì hoạt động sản xuất. Đó là những điều chúng ta phải làm và luật phải quy định điều đó. Có như vậy mới xã hội hóa được còn nếu không chúng ta không xã hội hoá được.

Bên cạnh đó, rất nhiều rác sinh hoạt không phải là rác, có thể tái chế được, ví dụ như giấy, đồ nhựa… Do đó, luật lần này quy định nếu người dân gom lại, phân loại rác thì loại rác này người dân sẽ không phải trả tiền thu gom, xử lý. Người dân chỉ phải trả tiền những gì mà doanh nghiệp phải đầu tư để thu gom, xử lý. Nếu thực hiện việc phân loại rác tốt thì nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ sẽ tính toán giá thành có lợi cho người dân.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Lê Hiệp

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sẽ thu phí rác sinh hoạt theo ki lô gam (12/06/2020)

>   Vén màn bí mật hàng loạt sinh viên 'mất tích': Lộ chiêu trò đa cấp trá hình (12/06/2020)

>   Hong Kong vẫn đắt đỏ nhất thế giới (11/06/2020)

>   Nhiều doanh nghiệp muốn nghỉ thêm dịp Quốc khánh để tiêu thụ hàng tồn (10/06/2020)

>   Mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục bùng nổ ở Đông Nam Á sau đại dịch? (10/06/2020)

>   Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Thủ tướng không đồng ý nghỉ 5 ngày dịp 2.9 (10/06/2020)

>   Đề xuất nghỉ lễ 5 ngày dịp Quốc khánh (09/06/2020)

>   Kim cương chất đống vì không bán được (08/06/2020)

>   Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, là trường hợp nhập cảnh từ Campuchia (08/06/2020)

>   Thêm hai ca nhiễm nCoV (08/06/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật