Thứ Tư, 06/05/2020 11:00

VCB - Khó vượt kháng cự mạnh

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HOSE: VCB) đang cho nhiều tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, việc mua vào tại thời điểm hiện tại tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Phân tích định lượng - Đầu tư khách quan hơn, hiệu quả hơn

Chứng khoán phái sinh - Kiếm tiền ngay cả khi thị trường lao dốc

Đang xu hướng giảm trung hạn

Vào tháng 01/2020, cổ phiếu VCB đạt mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết (tính theo giá điều chỉnh). Sau thời điểm đó, VCB tạo nhiều Falling Window và lần lượt phá vỡ các vùng hỗ trợ mạnh của cổ phiếu. Trong giai đoạn sụt giảm này, VCB đã mất hơn 40% giá trị thị trường.

Thêm vào đó, trong giai đoạn cuối 2019 đến đầu 2020, giá thiết lập đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (higher high) nhưng chỉ báo Relative Strength Index (RSI) lại tạo đỉnh sao thấp hơn đỉnh trước (lower high). Tại đây xuất hiện phân kỳ giá xuống (bearish divergence). Chỉ báo RSI hình thành kháng cự khiến chỉ báo điều chỉnh khi test lại, đó là đường trendline bắt đầu từ tháng 11/2019.

Nguồn: VietstockUpdater

Vùng 72,000-75,000 là kháng cự quan trọng

Cổ phiếu tạo mẫu hình nến Bullish Island Reversal sau khi chạm vùng hỗ trợ 57,000-60,000 (tương đương trendline trung hạn bắt đầu từ tháng 12/2017). Kể từ thời điểm đó, nhịp tăng đã trở lại đối với VCB.

Sau một nhịp tăng khá đáng kể, giá cổ phiếu đang điều chỉnh khi chạm vùng kháng cự quan trọng 72,000-75,000. Vùng này hội tụ đáy cũ tháng 08/2019, đỉnh cũ tháng 06/2019, đỉnh cũ tháng 03/2018, 04/2018 và đường SMA 50 ngày.

Hiện tại, giá đang nằm dưới các đường MA trung và dài hạn (SMA 50 ngày, SMA 100 ngày…). Điều này cho thấy xu hướng giảm đang là xu hướng chính của VCB.

Việc mua cổ phiếu ở thời điểm hiện tại tiềm nhiều rủi ro. Nhà đầu tư quan tâm đến VCB có thể cân nhắc khi giá cổ phiếu về gần vùng 57,000-60,000.

Nguồn: VietstockUpdater

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 29/04: Doji xuất hiện (29/04/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/04: Đảo chiều sau khi test vùng 780-800 điểm (28/04/2020)

>   Ngày 28/04/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (28/04/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/04: Áp lực bán mạnh ở vùng 780-800 điểm (27/04/2020)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 27-29/04/2020 (26/04/2020)

>   Tuần 27-29/04/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (27/04/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 24/04: Cây nến dạng Hammer xuất hiện (24/04/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 23/04: Kháng cự mạnh tại vùng 780-800 điểm (23/04/2020)

>   Ngày 23/04/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (23/04/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/04: Bullish Counter Attack xuất hiện (22/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật