Thứ Ba, 28/04/2020 10:00

Ngày 28/04/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: DPM, FPT, HCM, HSG, IJC, NLG, POW, SAB, SCRSZL.

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, khuyến nghị của Vietstock Trader, thanh khoản... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Khóa học - Phân tích Kỹ thuật Ứng dụng - tại Tp. HCM

DPM - Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP

DPM đã tiếp tục tạo mẫu hình nến đảo chiều Bullish Engulfing trong phiên 13/03/2020 (tại hỗ trợ vùng 10,200-10,900), qua đó hàm ý sự kết thúc của nhịp giảm trước đó, đồng thời nhiều khả năng chứng tỏ giá đã tạo đáy lớn tại đây.

Phiên tạo 01/04/2020 và bứt phá khỏi SMA 20, 50 ngày đã cho thấy khả năng cao, một nhịp tăng mới đã xuất hiện. Phiên bứt phá khỏi vùng 12,500-13,000 trong ngày 08/04/2020 (cây nến White Closing Marubozu) càng hàm ý điều này.

Hiện tại, sau khi test kháng cự tại vùng 14,700-15,200, DPM đã tạo cây nến Black Opening Marubozu trong phiên 27/04/2020, đồng thời rơi khỏi trendline tăng ngắn hạn. Điều này cho thấy một nhịp giảm mới khả năng cao đã xuất hiện SMA 20 ngày sẽ là hỗ trợ của giá trong những phiên tới.

FPT - CTCP FPT

Phiên tạo Falling Window trong ngày 09/03/2020 đã mở ra nhịp giảm mới ở cổ phiếu, khi giá rơi khỏi hỗ trợ mạnh ở vùng 51,200-52,300 (đáy tháng 08/2019). Giá sau đó đã pullback về ngưỡng này, và mẫu hình nến Bearish Engulfing xuất hiện trong ngày 11/03/2020 đã xác nhận điều này.

KHÓA HỌC ONLINE

Phân tích Kỹ thuật Ứng dụng

  • Khai giảng: 04/5/2020
  • Ưu đãi 50% ++

Hotline: 0908 16 98 98

>>Đăng ký ngay

Sau khi rơi về hỗ trợ mạnh tại vùng 39,900-40,600 (đỉnh cũ tháng 09/2018), FPT đã tạo tổ hợp nến Three Outside Up trong ngày 03/04/2020, đồng thời vượt khỏi trendline giảm ngắn hạn chứng tỏ nhiều khả năng, một nhịp tăng mới đã xác nhận ở mã. Chỉ báo RSI vượt kênh giảm và rời vùng oversold trong phiên này cũng hàm ý điều này.

Tuy đã giằng co trở lại tại kháng cự ở vùng 46,200-47,800 (đáy tháng 03/2020), phiên tạo White Closing Marubozu và bứt khỏi vùng này trong ngày 14/04/2020 chứng tỏ nhịp tăng sẽ còn tiếp diễn. Hiện tại, mã đã tiến đến test vùng 51,200-52,300 và rung lắc trở lại. Song nếu giá có bứt phá khỏi đây thì tình hình cũng không mấy khả quan, khi vẫn còn kháng cự tại trendline giảm trung hạn (hội tụ SMA 200 ngày) kề bên.

HCM - CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Sau khi hoàn thành mẫu hình nến Bearish Engulfing vào ngày 14/11/2019, HCM đã bước vào giai đoạn giảm điểm khá sâu với mức khối lượng thường xuyên xấp xỉ mức trung bình 20 phiên.

Tuy nhiên, sau khi giảm và chạm hỗ trợ vùng 10,500-11,500 (đáy tháng 01, 12/2016) HCM tạo mẫu hình Bullish Island Reversal trong phiên 03/04/2020, qua đó chứng tỏ nhịp tăng đã trở lại với cổ phiếu. Cây nến ngày 08/04/2020 đã xác nhận nhịp tăng sẽ còn tiếp diễn trong những phiên tới, khi giá vượt đỉnh trước đó và tạo nến White Closing Marubozu.

HCM đã tạo mẫu hình nến Bullish Engulfing trong phiên ngày 22/04/2020, qua đó hàm ý khả năng cao giá sẽ tiến đến test trở lại vùng 17,000-18,000 (đỉnh cũ tháng 03/2020). Hiện tại, mã đang rung lắc trở lại tại đây. Song với chỉ báo RSI chưa vượt đỉnh trước đó, trong khi giá đã vượt cho thấy tình hình không mấy khả quan.

HSG - CTCP Tập đoàn Hoa Sen

Sau khi đã rơi về hỗ trợ mạnh ở vùng 4,400-4,700 (đỉnh cũ tháng 01/2013), HSG đã tạo tổ hợp nến Three Outside Up trong phiên 03/04/2020, đồng thời vượt trendline giảm ngắn hạn. Điều này đã xác nhận nhịp tăng mới ở mã. Chỉ báo RSI cũng tạo phân kỳ giá lên tại vùng oversold và xác nhận nhịp tăng mới trong phiên này.

Tuy đã rung lắc vì test vùng 5,500-6,000 (hội tụ Falling Window trong phiên 23/03/2020), HSG đã tạo cây nến White Marubozu và bứt phá khỏi vùng này, qua đó chứng tỏ đà tăng sẽ còn tiếp diễn.

Mặt khác, HSG tạo mẫu hình nến Bullish Engulfing trong ngày 22/04/2020 (tại hỗ trợ là trendline tăng ngắn hạn), qua đó chứng tỏ khả năng cao giá sẽ bứt phá khỏi trendline giảm, và tiến đến test vùng 7,200-7,500 trong (đáy tháng 11/2019) những phiên tới. Hiện tại, mã đang test lại vùng này, song hình ảnh cây nến Spinning Top trong ngày 27/04/2020 cho thấy nhịp tăng đang bị đe dọa.

IJC - CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật

Phiên tạo Falling Window trong ngày 09/03/2020 và rơi khỏi hỗ trợ mạnh (đáy cũ tháng 08/2019 tại vùng 12,600-13,200) đã xác nhận một xu hướng giảm trung hạn ở mã, sau khi mã rơi khỏi đường SMA 50 ngày, đồng thời xác nhận pullback thành công về ngưỡng này trong 24/02/2020.

Sau khi rơi về hỗ trợ mạnh tại vùng 7,500-8,000 (đỉnh cũ tháng 06/2018), IJC đã tạo tổ hợp nến Three Inside Out trong phiên 03/04/2020, Bullish Island Reversal trong phiên 06/04/2020, qua đó chứng tỏ nhịp tăng đã trở lại. Chỉ báo RSI tạo phân kỳ giá lên và xác nhận điều này trong phiên 06/04/2020 cũng hàm ý điều này.

IJC tạo cây nến White Marubozu trong phiên 15/04/2020 và bứt phá khỏi Down Body Gap trong phiên 23/03/2020, qua đó chứng tỏ nhịp tăng sẽ còn tiếp diễn. Tyu giá đã nhanh chóng điều chỉnh khi tiến tới vùng 10,800-11,200 (hội tụ đường SMA 50 ngày), mẫu hình nến Piercing Line xuất hiện trong ngày 22/042020 hàm ý khả năng cao giá sẽ tiến tới test lại kháng cự này một lần nữa.

Hiện tại, giá đang test lại vùng 10,800-11,200 và với hình ảnh cây nến White Marubozu trong ngày 27/04/2020, khả năng giá bứt phá khỏi vùng khá cao. Khi đó, vùng 12,600-13,100 nhiều khả năng sẽ là điểm đến tiếp theo của mã.

NLG - CTCP Đầu tư Nam Long

Vào ngày 25/03/2020, NLG hoàn thành mẫu hình Morning Star sau khi đã chạm hỗ trợ tại vùng 17,500-18,300 (đáy cũ tháng 05/2017). Giá sau đó tiếp tục tăng và vượt khỏi trendline giảm ngắn hạn, qua đó hàm ý xác nhận sự kết thúc của xu hướng giảm này.

Hiện tại, giá đã tăng và rung lắc trở lại tại vùng 20,500-21,900. Song với giá đóng cửa các phiên tăng dần theo thời gian, đồng thời mã vẫn giữ được SMA 20 ngày, khả năng giá có bứt phá lên trên vùng này tăng lên. Khi đó, điểm đến của mã sẽ là vùng 22,600-23,300 (đáy tháng 01/2019) sẽ là điểm đến của giá.

POW - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP

Phiên tạo Black Marubozu trong ngày 28/11/2019 đã mở ra một nhịp giảm mới ở mã. Sau khi rơi về hỗ trợ mạnh tại ngưỡng Fibonacci Projection 161.8% (hội tụ cận dưới kênh giảm trung hạn), POW đã tạo mẫu hình nến gần giống Bullish Island Reversal trong ngày 03/04/2020, qua đó hàm ý sự trở lại của nhịp tăng.

Trong khi đó, phiên xác nhận bứt phá khỏi kênh giảm trung hạn và middle Bollinger Bands (ngày 13/04/2020) đã chứng tỏ sự trở lại của xu hướng tăng.

Hiện tại, giá đã tạo Rising Window trong ngày 27/04/2020 và bứt phá khỏi ngưỡng Fibonacci Projection 100%. Điều này cho thấy khả năng cao đà tăng của mã sẽ còn tiếp diễn, với điểm đến nằm ở vùng 10,500-11,100 (đỉnh tháng 01/2020).

SAB -  Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

Sau khi rơi khỏi trendline tăng dài hạn từ tháng 08/2018 (được xác nhận trong phiên 08/10/2020), SAB đã xác nhận đi vào xu hướng giảm dài hạn khi có nhịp pullback thành công về SMA 200 ngày (hội tụ với đỉnh tháng 05/2018 tại vùng 252,200-258,800) . Phiên tạo cây nến Black Marubozu trong ngày 11/11/2020 (rơi khỏi vùng 252,200-258,800) đã xác nhận sự kết thúc của nhịp pullback và xu hướng giảm sẽ còn tiếp diễn. Kể từ đó, SAB đi chuyển trong kênh giảm có độ dốc lài.

Tuy nhiên, phiên rơi khỏi kênh này trong ngày 03/02/2020 cho thấy kênh này không còn hiệu quả, và một kênh mới đã hình thành trên mã là kênh giảm với độ dốc lớn hơn. Song nhịp giảm đã kết thúc, khi giá xác nhận bứt phá khỏi kênh này tron phiên 06/04/2020, với sự xác nhận đến từ chỉ báo RSI khi chỉ báo cũng bứt phá khỏi kênh Sideway Up và vùng oversold.

Hiện tại, SAB đã chạm kháng cự mạnh tại vùng 186,000-196,000 (đáy cũ đầu tháng 02/2020 hội tụ cận dưới kênh giảm có độ dốc lài) nên khả năng rung lắc tăng lên. Chỉ báo RSI đã tiến vào vùng overbought cũng hàm ý điều này.

SCR - CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín

Phiên rơi khỏi hỗ trợ mạnh 4,950-5,100 (đáy tháng 11/2019) ngày 10/03/2020 đã phát tín hiệu về sự trở lại của nhịp giảm, và đã nhận được xác nhận trong phiên tiếp theo.

Sau khi rơi về hỗ trợ tiếp theo tại vùng 3,400-3,600 (đáy tháng 04/2013), SCR đã tạo mẫu hình nến Piercing Line trong phiên 01/04/2020, qua đó cho thấy khả năng cao nhịp giảm đã kết thúc, trong khi phiên 06/04/2020 đã xác nhận sự trở lại của nhịp tăng.

Giá đã điều chỉnh trở lại khi gặp kháng cự tại vùng 4,260-4,440 (đỉnh tháng 03/2020), song giá vẫn không rơi khỏi middle Bollinger Bands, đồng thời tạo mẫu nến Piercing Line tại đây (trong phiên 22/04/2020), qua đó cho thấy tình hình vẫn khá khả quan. Hiện tại, tổ hợp nến Morning Star trong phiên 27/04/2020 cho thấy khả năng giá bứt phá khỏi vùng 4,260-4,440 tăng lên.

SZL - CTCP Sonadezi Long Thành

Sau khi rơi khỏi trendline tăng ngắn hạn trong phiên 29/11/2019, một nhịp giảm mới đã bắt đầu ở cổ phiếu. Đồng thời, phiên rơi khỏi hỗ trợ tại vùng 41,600-43,600 (đỉnh cũ tháng 01/2019) hàm ý nhịp giảm sẽ còn tiếp diễn. Khi đó, một kênh giảm đã được hình thành trên cổ phiếu.

Sau khi rơi về cận dưới kênh giảm (hội tụ đáy cũ tháng 08/2018 tại vùng 28,000-29,200), SZL đã tạo cây nến Inverted Hammer (ngày 30/03/2020) hàm ý sự kết thúc của nhịp giảm trước đó. Chỉ báo RSI khi đó cũng tạo phân kỳ giá lên, và phiên 06/04/2020 (giá tạo White Marubozu cùng khối lượng bứt phá) đã xác nhận điều này và thể hiện một nhịp tăng mới đã trở lại với mã.

Hiện tại, sau khi điều chỉnh vì gặp SMA 50 ngày, SZL đã bứt phá khỏi ngưỡng này trong phiên 27/04/2020 với cây nến White Closing Marubozu (cùng khối lượng bứt phá), qua đó cho thấy khả năng cao đà tăng sẽ còn tiếp diễn. Vùng 41,600-43,600 dự kiến sẽ là điểm đến của mã trong những phiên tới.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/04: Áp lực bán mạnh ở vùng 780-800 điểm (27/04/2020)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 27-29/04/2020 (26/04/2020)

>   Tuần 27-29/04/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (27/04/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 24/04: Cây nến dạng Hammer xuất hiện (24/04/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 23/04: Kháng cự mạnh tại vùng 780-800 điểm (23/04/2020)

>   Ngày 23/04/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (23/04/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/04: Bullish Counter Attack xuất hiện (22/04/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/04: Evening Star xuất hiện (21/04/2020)

>   PVD - Phú quý giật lùi (22/04/2020)

>   Ngày 21/04/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (21/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật