Thứ Tư, 20/05/2020 14:00

Thấy gì từ dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán gần đây?

Khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nhà đầu tư mới đang đổ tiền vào thị trường chứng khoán (TTCK). Dữ liệu cho thấy dòng tiền nâng đỡ TTCK Việt Nam gần đây chủ yếu từ nhà đầu tư trong nước, trong đó có phần đóng góp quan trọng của nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Có nhiều lý do cho xu hướng trên.

Trong thời gian thực hiện lệnh giãn cách xã hội, không ít người bị mắc kẹt ở nhà, thu nhập giảm, nên bắt đầu đầu tư vào TTCK, một trong số ít nơi vẫn được mở cửa, với mong muốn kiếm thêm thu nhập.

Khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, đồng thời các chương trình kích thích của Chính phủ hỗ trợ thị trường, tâm lý nhà đầu tư trở nên tốt hơn, một số nhà đầu tư đã tiến hành bắt đáy TTCK.

Sau đợt giảm mạnh, các TTCK tăng điểm trở lại, những người cầm tiền hoặc đứng ngoài quan sát cảm thấy TTCK giai đoạn này quá lôi cuốn hay cảm thấy sốt ruột vì sợ đánh mất cơ hội (thuật ngữ khác là ‘lòng tham’) nên đổ tiền vào. Các TTCK đã chứng kiến đợt tăng giá mạnh trong tháng 4, điển hình chỉ số S&P 500 và Dow Jones có sự tăng giá tốt nhất kể từ tháng 1/1987, sau cú sốc bán tháo trong tháng 3 khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu.

Như vậy, TTCK trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tàn phá nhiều nền kinh tế trên thế giới.

Chị V (Kỹ sư xây dựng tại TPHCM) cho biết công ty chị cho nhân viên nghỉ việc ở nhà trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội vì dịch Covid-19. Vì vậy, tiền lương bị giảm 45%. Chị đầu tư chứng khoán để kiếm thêm thu nhập. Chị V chỉ là một trong số nhiều người tìm đến TTCK giữa dịch Covid-19.

Dòng tiền nhỏ lẻ vào thị trường

Thống kê của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho thấy tháng 3 và 4/2020 có sự tăng vọt về số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước được mở mới, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Cụ thể, tháng 3 có 31,949 tài khoản, tháng 4/2020 có 36,721 tài khoản của nhà đầu tư trong nước được mở mới.

KHÓA HỌC ONLINE

Chứng khoán Cơ bản

  • Khai giảng: 25/5/2020
  • Ưu đãi 50% ++

Hotline: 0908 16 98 98

>>Đăng ký ngay

Trong tháng 4, TTCK Việt Nam phục hồi khá ấn tượng khi VN-Index tăng 16.09%, lên lại mức 769.11 điểm đóng cửa ngày 29/04. Trước đó, trong quý 1, VN-Index giảm hơn 31%, từ 960.99 điểm ngày 02/01 xuống 662.53 điểm ngày 31/03. Đà tăng giá được tạo nên chủ yếu bởi lực mua của những nhà đầu tư trong nước, bất chấp khối ngoại bán ròng.

Đà tăng của VN-Index diễn ra trong bối cảnh dòng tiền nước ngoài đang rút ra khá mạnh ở các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Bốn tháng đầu năm, khối ngoại bán ròng gần 17,054 tỷ đồng; riêng 2 tháng gần đây bán ròng hơn 15,876 tỷ đồng. Giá trị giao dịch toàn thị trường bình quân 4 tháng gần 3,693 tỷ đồng/phiên, 2 tháng gần đây hơn 4,030 tỷ đồng/phiên.

Khối ngoại bán ròng mà thanh khoản vẫn cao, với lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước được mở mới tăng đột biến, rõ ràng đã có dòng tiền mới đổ vào và đóng vai trò quan trọng trong đà phục hồi của TTCK. Bên cạnh đó, một yếu tố giúp thị trường không giảm quá sâu đợt vừa qua là doanh nghiệp và cổ đông nội bộ đăng ký mua cổ phiếu quỹ.

Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài cũng như trong nước có xu hướng nắm giữ tỷ trọng tiền mặt cao. Nguyên nhân vì quy mô, vấn đề sau dịch bệnh như thế nào vẫn chưa rõ. Dòng tiền nhỏ lẻ vào thị trường, trong khi dòng tiền lớn ngồi ngoài quan sát, đà tăng của TTCK gân đây liệu có bền vững?

Thị trường đã tạo đáy hay chưa?

Tại Việt Nam, ảnh hưởng dịch bệnh sẽ rõ nét hơn trong quý 2, dự báo còn xấu hơn quý 1. Trong giai đoạn tới, sẽ có doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản hoặc ít nhất là hoạt động kinh doanh suy giảm. Vì vậy, có chuyên gia nhận định thị trường có thể kiểm tra lại vùng 650 điểm. Thị trường giảm gần 300 điểm rồi hồi lại gần 100 điểm là chuyện bình thường, chưa thể nói là đã hồi phục. Các chuyên gia cũng cảnh báo thị trường có thể đối mặt với chu kỳ khủng hoảng kinh tế 10 năm, “dù không muốn, khủng hoảng vẫn lặp lại như ‘ma ám’”.

Mặc dù vậy, một số nhà đầu tư cho rằng số liệu quý 2 không khả quan nhưng triển vọng kinh tế Việt Nam cả năm 2020 vẫn sẽ tươi sáng.

Sự lạc quan (hay chủ quan?) của nhà đầu tư được thúc đẩy bởi triển vọng khi các nhà chức trách dần nới lỏng hoạt động xã hội. Nhà đầu tư quên rằng việc phong tỏa/giãn cách xã hội đã gây ra tổn thất lớn đối với hoạt động kinh tế toàn cầu và Việt Nam trước đó, đồng thời nghĩ rằng mọi thứ sẽ trở lại bình thường hoặc sự hồi phục diễn ra nhanh chóng.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là “Thị trường đã tạo đáy hay chưa?”. Nếu chưa, nhà đầu tư cần quản trị rủi ro danh mục ở mức thấp nhất, mua những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, cổ phiếu phòng thủ, đặt ra giới hạn cắt lỗ.

Khi thị trường xuống đáy thật sự rồi lên trở lại, đó chính là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng tài sản từ nhiều đến hàng chục lần.

* Câu lạc bộ nhà đầu tư 'chân ướt chân ráo' lớn mạnh giữa lúc toàn cầu bị phong tỏa

* Nhà đầu tư trẻ đổ xô vào thị trường chứng khoán

* Bị kẹt ở nhà, nhiều người dân Philippines thử vận may trên thị trường chứng khoán

Gia Nghi

FILI

Các tin tức khác

>   [Infographic] Biểu phí giao dịch phái sinh của các công ty chứng khoán (22/05/2020)

>   Tìm kiếm những cổ phiếu dưới mệnh giá (19/05/2020)

>   Con trai Warren Buffett không hối tiếc khi đã tiêu hết 90,000 USD cổ phiếu Berkshire nhận được năm 19 tuổi (13/05/2020)

>   Bị kẹt ở nhà, nhiều người dân Philippines thử vận may trên thị trường chứng khoán (12/05/2020)

>   Nhà đầu tư trẻ đổ xô vào thị trường chứng khoán (08/05/2020)

>   Cổ phiếu nào vẫn đảm bảo ‘sức khỏe tài chính’ sau quý 1? (15/05/2020)

>   Những cổ phiếu thường tăng trong tháng 'Sell in May' (06/05/2020)

>   Mua vàng, chứng khoán hay USD khi dầu lao dốc? (22/04/2020)

>   Sau dịch COVID-19 nên đầu tư gì? (18/04/2020)

>   Cú vọt trăm điểm của VN-Index: Sự thịnh vượng trong sương mù (16/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật