Thứ Ba, 19/05/2020 11:46

Hệ thống ngân hàng đã xử lý được hơn 1 triệu tỷ đồng nợ xấu

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 1,076 triệu tỷ đồng nợ xấu.

* Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu cao nhất?

* Nợ xấu ngân hàng tăng nhanh trong quý 1, nhiều rủi ro vẫn còn phía trước?

* Hạ lãi vay, đừng quên 'cục máu đông' nợ xấu

Ảnh minh họa. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội nhìn lại cả quá trình xử lý kể từ khi toàn hệ thống thực hiện tái cơ cấu.

Theo nội dung của báo cáo, nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được xử lý, kiểm soát và tính đến cuối tháng Ba là 1,77%.

Tính từ năm 2012 đến cuối tháng Ba, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 1,076 triệu  tỷ đồng nợ xấu (riêng năm 2019 xử lý được 159.700 tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2020 xử lý được 26.940 tỷ đồng).

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng đến tháng Ba ở mức 4,46%, giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016, mức 7,36% cuối năm 2017 và mức 5,85% vào cuối năm 2018.

Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, về xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42 của Quốc hội, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng Ba, cả hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 299.800 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42.

Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng (không bao gồm xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt) là 169.400 tỷ đồng (chiếm 56,5% tổng nợ xấu đã xử lý); xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 65.300 tỷ đồng (chiếm 21,79% tổng nợ xấu đã xử lý).

Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 65.080 tỷ đồng (chiếm 21,7%).

Bên cạnh đó, đến thời điểm cuối tháng Ba, các tổ chức tín dụng đã sử dụng 154.580 tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu đã xử lý được một bước quan trọng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nợ xấu hiện đang tập trung chủ yếu ở các tổ chức tín dụng yếu kém, tuy nhiên chưa thể xử lý nhanh được do nhiều khoản nợ liên quan đến vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh và khả năng trích lập dự phòng rủi ro của một số tổ chức tín dụng còn hạn chế.

Vì vậy Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42 nói riêng thông qua việc quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế-xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, đặc biệt là quy định liên quan đến thuế (nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay).

Thúy Hà

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Vietbank chính thức tăng vốn điều lệ lên mức 4,190 tỷ đồng  (19/05/2020)

>   Bộ Tài chính muốn truy thu thuế các ngân hàng từ năm 2011 (19/05/2020)

>   TPBank đặt kế hoạch lãi 4,068 tỷ đồng năm 2020 (18/05/2020)

>   Những sếp ngân hàng 'ngã ngựa': Cựu sếp GPBank lần lượt đẩy nhau đến cửa tội tù (18/05/2020)

>   ‘Tỷ giá năm nay sẽ biến động mạnh’ (19/05/2020)

>   Eximbank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ 2020 vào ngày cuối tháng 6 (16/05/2020)

>   Chính phủ: Tăng vốn điều lệ cho Agribank bằng NSNN tối đa 3,500 tỷ đồng (16/05/2020)

>   Một ngân hàng đã khởi kiện 1/12 đại dự án thua lỗ ngàn tỉ (16/05/2020)

>   Gửi tiết kiệm online qua ứng dụng Sacombank được tăng lãi suất đến 0.5%/năm (16/05/2020)

>   Tổng Giám đốc ACB muốn mua 350,000 cp (15/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật