Thứ Sáu, 15/05/2020 10:29

Đã đến lúc chúng ta cần những chuỗi cung ứng ngắn, đơn giản hơn?

Tác động của đại dịch đối với nền kinh tế tương đương với việc xáo trộn các mảnh ghép của một trò chơi xếp hình và sau đó cố gắng xếp chúng trở lại với nhau trong một hình dạng mới.

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng: Nền kinh tế Mỹ cần những chuỗi cung ứng ngắn hơn, có thể phản ứng nhanh hơn trong các tình huống khủng hoảng. Việc Mỹ không thể tạo ra đủ thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) và mẫu xét nghiệm, khiến đất nước phải chịu đại dịch trong nhiều tháng là không thể chấp nhận được. Khả năng phục hồi tốt và linh hoạt hơn là những mục tiêu có thể đạt được.

Chuỗi cung ứng ngắn, đơn giản hơn cũng giúp ích cho sản xuất bền vững. Chuỗi cung ứng dài và phức tạp đòi hỏi vận chuyển không khí và nước nhiều hơn, tạo ra nhiều khí nhà kính hơn. Chỉ riêng việc vận chuyển quốc tế, đặc biệt là tàu chở container, đã chiếm khoảng 2% tổng lượng khí thải cacbon, tương đương cả nước Đức. Riêng Trung Quốc đã có hơn 30 cảng lớn.

Ngoài ra, càng có nhiều liên kết trong chuỗi cung ứng, các nhà sản xuất cuối cùng càng khó có được bức tranh toàn cảnh về lượng khí thải cacbon của họ. Đối mặt với sự thay đổi chính sách như thuế cacbon, các giám đốc điều hành có thể đưa ra những quyết định có ảnh hưởng xấu đến khí thải ở phía bên kia của địa cầu.

Vai trò ngày càng tăng của sản xuất kỹ thuật số là rất quan trọng. “Bạn phải nghĩ về tính bền vững ngay ở giai đoạn thiết kế”, Joseph DeSimone, đồng sáng lập và chủ tịch điều hành của công ty khởi nghiệp sản xuất Carbon, nói. Các công nghệ sản xuất mới, chẳng hạn như in 3D dựa trên ánh sáng mà Carbon đã tiên phong, cho phép kết hợp nhiều bộ phận với nhau thành một, sử dụng ít vật liệu hơn và cần ít nhà cung cấp hơn.

Ngoài ra, tập trung vào tính bền vững cho phép tạo ra vòng lặp tái chế chặt chẽ và hiệu quả hơn. “Carbon cam kết sử dụng các nguyên liệu sinh học. Chìa khóa ở đây là phát triển các hóa chất và mô hình kinh doanh khuyến khích những sản phẩm dễ tái chế hơn”, DeSimone cho biết.

Cách tiếp cận như vậy sẽ có lợi cho Liên minh châu Âu (EU), nơi đang nhắm đến “sự phục hồi xanh” từ cuộc suy thoái do virus corona gây ra. Một vấn đề mà EU đang phải đối mặt là việc thắt chặt các yêu cầu phát ra khí thải có thể đẩy sản xuất và sản xuất năng lượng sang các nước có tiêu chuẩn lỏng lẻo hơn. Để ngăn chặn những trường hợp như thế, EU đang xem xét thuế biên giới cacbon, còn được gọi là cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon, trong đó sẽ áp dụng phí bổ sung đối với hàng nhập khẩu dựa trên lượng khí nhà kính của chúng.

Đánh giá khí thải nhà kính của hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất ở một quốc gia khác là câu hỏi khó. Dữ liệu chi tiết là cần thiết. Nếu không có những dữ liệu như thế thì cần sử dụng mức trung bình từ quốc gia xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Dẫu vậy, việc chỉ định lượng khí thải nhà kính phát ra cho sản phẩm nhập khẩu gần như không thể với các chuỗi cung ứng phức tạp đi qua nhiều biên giới quốc gia. Chẳng hạn, bông được trồng ở một quốc gia, được chuyển đến một quốc gia khác để sản xuất vải, rồi được đưa đến một quốc gia khác để làm quần áo, sau đó mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng ở một quốc gia khác. Tương tự, các bộ phận được sản xuất tại một quốc gia, được đưa đến một quốc gia khác để lắp ráp và sau đó được vận chuyển trở lại quốc gia ban đầu.

Một nghiên cứu gần đây ước tính lượng cacbon trong quá trình vận chuyển như vậy chiếm khoảng 10% lượng khí thải toàn cầu. Với những chuỗi cung ứng phức tạp như thế, việc đánh giá đầy đủ lượng khí thải cacbon thực tế của một sản phẩm trở nên khó khăn.

Như Steve Jobs từng nói, đơn giản thì khó hơn phức tạp. Đó là một thứ gì đó mà nền kinh tế thương mại toàn cầu cũng cần phải học.

Nhã Thanh (Theo Forbes)

FILI

Các tin tức khác

>   Kinh tế Nga chìm trong khủng hoảng do đại dịch COVID-19 (15/05/2020)

>   Các CEO, nhà đầu tư nói gì về thế giới sau dịch Covid-19? (15/05/2020)

>   Số người xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ tăng lên 36,5 triệu người (15/05/2020)

>   Ngành sản xuất ôtô đối mặt với 'khủng hoảng cầu' do dịch COVID-19 (15/05/2020)

>   Tổng thống Trump dọa áp thuế buộc các công ty Mỹ trở về nước (15/05/2020)

>   Nhiều tiến triển trong cuộc chiến chống Covid-19 (15/05/2020)

>   Tổng giám đốc WTO từ chức (15/05/2020)

>   Bất động sản Hong Kong và Singapore lao dốc, kéo tụt thị trường châu Á (14/05/2020)

>   Thất nghiệp đe dọa kinh tế Trung Quốc (14/05/2020)

>   Giá điện âm xuất hiện nhiều ở châu Âu do Covid (14/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật