Thứ Sáu, 01/05/2020 08:30

Chứng khoán Tuần 27-29/04/2020: Tiếp tục quan sát

Sự phân hóa và đảo trụ luân phiên của các nhóm ngành vẫn đang xảy ra thường xuyên. Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục quá trình giằng co trong ngắn hạn.

Phân tích định lượng - Đầu tư khách quan hơn, hiệu quả hơn

Chứng khoán phái sinh - Kiếm tiền ngay cả khi thị trường lao dốc

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 27-29/04/2020:

Giao dịch: Các chỉ số thị trường biến động tiêu cực trong tuần qua. VN-Index kết thúc tuần giảm 0.97% đạt mức 769.11 điểm; HNX-Index đóng cửa tuần giảm 0.12% dừng tại 106.84 điểm.

Thanh khoản trung bình trên cả hai sàn biến động giảm trong tuần qua. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt gần 222 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 15.53% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 42 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 25.20%.

Thị trường mở cửa phiên đầu tuần khá bi quan khi các chỉ số đều hiện sắc đỏ. Trong phiên cuối tuần, VN-Index đã lấy lại được sắc xanh tích cực. Tuy nhiên tổng kết tuần qua, chỉ số đã mất gần 8 điểm so với tuần giao dịch trước.

Theo Tổng Cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 162.83 tỷ USD, tăng 3.4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 82.94 tỷ USD, tăng 4.7%; nhập khẩu đạt 79.89 tỷ USD, tăng 2.%. Cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng ước tính xuất siêu 3 tỷ USD.

Sản xuất công nghiệp trong tháng 04 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm mạnh 10.5% so với cùng kỳ năm trước và là mức giảm duy nhất của tháng 04 trong giai đoạn 2016-2020. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 1.8% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.

Sự suy yếu của các Large Cap như SAB, VHM, GAS, HPG là nguyên nhân tác động tiêu cực lên thị trường tuần qua. Ngoài ra, còn có thể kể đến sự sụt giảm của các cổ phiếu khác như VCB, VRE, PLX.

Nhóm thực phẩm - đồ uống giao dịch với tình trạng khá bi quan. Cả ba cổ phiếu đại diện trong ngành là VNM, SABMSN đồng loạt giảm điểm. Trong đó, SAB giảm hơn 9% và là cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 04/2020 giảm 1.54% so với tháng trước, mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020, chủ yếu do giá xăng dầu giảm mạnh. Đà lao dốc của giá dầu đã tác động tiêu cực lên các cổ phiếu nhóm dầu khí. Các bluechip trong ngành như GAS, PVS, PVD, PVB, PVC vì vậy cũng không thể tránh khỏi sắc đỏ.

Sự phân hóa xảy ra trong nhóm ngân hàng. Trong khi các cổ phiếu như VCB, BID, MBB, TPB đồng loạt giảm điểm thì các mã như CTG, HDB, ACB lại tăng điểm. Trong phiên giao dịch ngày 29/04/2020, sự tăng trưởng của hai mã VCBCTG được giới phân tích đánh giá là do hoạt động tái cơ cấu danh mục của quỹ VFMVN30 ETF (điều chỉnh tăng tỷ lệ free-float nên tỷ trọng trong danh mục tăng).

Sự phân hóa và đảo trụ luân phiên của các nhóm ngành vẫn đang xảy ra thường xuyên. Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục quá trình giằng co trong ngắn hạn.

Nhà đầu tư nước ngoài: Bán ròng gần 1,281 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng hơn 1,248 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 32 tỷ đồng trên sàn HNX.

Cổ phiếu tăng giá mạnh trong tuần qua là HHS trên sàn HOSE và KLF trên sàn HNX.

HHS tăng 15.19%: Từ ngày 03 - 23/04/2020, CTCP Đầu tư và Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HOSE: TCH) đã gom vào 25 triệu cp của HHS. Động thái mua cổ phiếu HHS của TCH diễn ra không lâu sau cuộc họp thường niên 2020 của HHS. Số cổ phiếu này nhiều khả năng là lượng cổ phiếu quỹ mà HHS vừa bán ra.

KLF tăng 26.32%: Giá KLF liên tục tăng kịch trần kể từ phiên giao dịch 20/04/2020 cho đến nay đi kèm với sự tăng trưởng về thanh khoản.

Cổ phiếu giảm giá mạnh trong tuần qua là LMH trên sàn HOSE.

LMH giảm 11.76%: Mới đây, HOSE nhận được BCTC kiểm toán 2019 kèm giải trình (bản email) của LMH. Theo báo cáo, đơn vị kiểm toán đã từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 của LMH. Cổ phiếu này đã rơi vào diện hủy niêm yết bắt buộc.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng quyền Tuần 04-08/05/2020: Khối ngoại trở lại mua ròng (03/05/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 29/04: Quỹ tái cơ cấu danh mục, CTG bứt phá (29/04/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 29/04/2020: Khối ngoại dứt chuỗi mua ròng (28/04/2020)

>   Vietstock Daily 29/04: Thị trường sẽ tiếp tục giằng co (28/04/2020)

>   Thị trường chứng quyền 29/04/2020: Diễn biến thị trường dần tiêu cực (28/04/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 28/04: Giảm 2 phiên liên tiếp, khối ngoại bán ròng 405 tỷ đồng (28/04/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 28/04/2020: Các tín hiệu ủng hộ phe Short xuất hiện (27/04/2020)

>   Vietstock Daily 28/04: Chưa thể lạc quan (27/04/2020)

>   Thị trường chứng quyền 28/04/2020: Sắc đỏ chiếm ưu thế (27/04/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 27/04: Nhóm thủy sản và bất động sản khu công nghiệp bứt phá (27/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật