Thứ Hai, 04/05/2020 10:10

126 dự án 'đứng hình' ở TP.HCM ngóng quyết định cởi trói

126 dự án nhà ở, sản xuất kinh doanh tại TP. HCM có quỹ đất hỗn hợp bị ngừng triển khai sẽ được giải quyết, tăng nguồn cung nhà ở, nguồn thu ngân sách nếu quy định tại dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2014/NĐ-CP được thông qua.

* Chỉ nên cấm phân lô tách thửa ở nội thành

* Quy trình rút ngắn thực hiện dự án bất động sản bị 'chê'

Theo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (gọi tắt là Dự thảo Nghị định) được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, đối với Khoản 13 Điều 1 “Dự thảo Nghị định” sửa đổi, bổ sung Điều 16 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, dự kiến sửa đổi, bổ sung Khoản 6 về cơ chế xử lý phần đất do Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong dự án sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư.

Nhiều dự án nhà ở tại TP.HCM “đứng hình” vì đất công nằm xen cài.

Cụ thể, dự thảo quy định thửa đất có đủ điều kiện tách được thành dự án độc lập thì thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; nếu không đủ điều kiện tách được thành dự án độc lập thì giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án và xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Như vậy, chỉ có các thửa đất do nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong dự án sản xuất kinh doanh mà có đủ điều kiện hình thành dự án độc lập thì mới phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. Các thửa đất không đủ điều kiện hình thành dự án độc lập thì thực hiện giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh.

Theo đánh giá của Hiệp hội, nếu các quy định này được thông qua thì các vướng mắc đối với các phần đất do nhà nước quản lý, nằm xen kẽ trong 126 dự án sản xuất kinh doanh, dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp hiện nay trên địa bàn TP.HCM sẽ được giải quyết dứt điểm. Hiện nay, các dự án này đang bị ngừng triển khai. Nếu quy định này được thông qua sẽ giúp tái khởi động các dự án này, tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Cũng theo HoREA, phần lớn các doanh nghiệp có dự án liền kề thửa đất xen kẽ cũng có nhu cầu tham gia đấu giá. Nếu trúng đấu giá, doanh nghiệp sẽ thực hiện dự án khác, hoặc hợp thửa với dự án đã có sẵn; nếu không trúng đấu giá thì cũng có khả năng mua lại hoặc hợp tác với người trúng đấu giá. Như vậy là có lợi cả về mặt kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, HoREA lo ngại rằng nếu quy trình, thủ tục đấu giá “thửa đất có đủ điều kiện tách được thành dự án độc lập” bị chậm, thì việc xác định người trúng đấu giá sẽ bị chậm và ngân sách nhà nước chậm thu được khoản tiền này.

“Do vậy, việc nhanh chóng tổ chức thực hiện đấu giá “thửa đất có đủ điều kiện tách được thành dự án độc lập” cần được quy định sớm nhất có thể (có thể không chậm hơn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi đất) ngay trong nghị định này, hoặc trong Thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện. Việc này sẽ giúp sớm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và sớm đưa đất vào sử dụng, theo quy định của Luật Đấu giá tài sản” – ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nêu ý kiến.

Liên quan đến vấn đề này, nêu tại văn bản góp ý Dự thảo Nghị định, HoREA đề nghị Chính phủ hoàn thiện nội dung Khoản 13 Điều 1 dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Điểm (a) Khoản 6 Điều 16 Nghị định 43/2014/NĐ-CP theo hướng bổ sung thêm thời gian tổ chức đấu giá không chậm hơn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi đất.

Theo đó, “Trường hợp diện tích đất do Nhà nước giao đất để quản lý, đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích mà đủ điều kiện tách được thành dự án độc lập thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất để giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án độc lập đó theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định; Việc tổ chức đấu giá được thực hiện không chậm hơn 90 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi đất” – góp ý của HoREA nêu.

Được biết, 126 dự án sản xuất kinh doanh, dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp hiện nay trên địa bàn TP.HCM tất cả các dự án đã có "Quyết định chủ trương đầu tư" và các dự án có quỹ đất hỗn hợp đều bị ách tắc về thủ tục "công nhận chủ đầu tư" và thủ tục "phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500". Đây là một nguyên nhân chủ yếu làm sụt giảm nguồn cung dự án, sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở.

Việc các dự án nhà ở thương mại bị “đứng hình”, không triển khai dẫn đến sụt giảm nguồn thu ngân sách. Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, dự toán thu từ đất năm 2019 của thành phố là 14.900 tỷ đồng, nhưng ước thu khoảng 11.000 tỷ đồng, chỉ đạt 74%. Trong khi đó năm 2016 dự toán thu 16.500 tỷ đồng và thực thu là 17.100 tỷ đồng, đạt 103,6%.

So với tổng thu ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020, tổng thu từ đất chỉ chiếm 3-5%. Giám đốc Sở TN&MT cho rằng, số thu như vậy là quá khiêm tốn so với tiềm năng có thể thu từ đất của thành phố.

Huỳnh Anh

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Chỉ nên cấm phân lô tách thửa ở nội thành (04/05/2020)

>   Quy trình rút ngắn thực hiện dự án bất động sản bị 'chê' (04/05/2020)

>   Xét xử phúc thẩm cựu Chủ tịch Đà Nẵng cùng đồng phạm (04/05/2020)

>   Hải Phòng: Chuẩn bị khởi công, khánh thành 16 dự án (02/05/2020)

>   TP.HCM đấu giá 3 lô đất hàng chục ngàn mét vuông ở Thủ Thiêm (01/05/2020)

>   Doanh nghiệp địa ốc càng vay nợ càng thấm đòn Covid-19 (30/04/2020)

>   FLC lỗ ròng hơn 1,100 tỷ trong quý 1 (29/04/2020)

>   IJC: Lãi ròng quý 1 tăng 68% nhờ chuyển nhượng dự án cho Công ty mẹ Becamex (01/05/2020)

>   Vingroup lãi ròng hơn 438 tỷ đồng trong quý 1 (29/04/2020)

>   REE: Lãi ròng quý 1 giảm 27%, mảng hạ tầng điện chịu bất lợi vì thủy văn và Covid-19 (29/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật