Thứ Hai, 04/05/2020 08:31

Quy trình rút ngắn thực hiện dự án bất động sản bị 'chê'

Sở Xây dựng TP.HCM đã trình UBND TP quy trình 4 bước thực hiện một dự án bất động sản.

* Bất động sản lo chôn vốn vì quy trình 5 bước

* Chôn vốn ở bước 4, doanh nghiệp bất động sản khổ vì quy trình thực hiện dự án nhà ở

Quy trình rút ngắn thực hiện dự án bất động sản bị 'chê'
Doanh nghiệp lo ngại sẽ chôn vốn vì quy trình thực hiện 1 dự án quá nhiêu khê. Ảnh: Đình Sơn

“Đánh tráo khái niệm”

Trước đó, tại buổi làm việc với các sở ngành, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, đã kết luận sẽ gộp bước 4 vào bước 5 để tiến hành làm song song và chỉ đạo Sở Xây dựng trình phương án để UBND TP phê duyệt, thông qua.

Ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng, nhận định quy trình 4 bước thay vì 5 bước sẽ giúp giải quyết khó khăn cho từng trường hợp, tạo sự hứng khởi cho doanh nghiệp để giúp thị trường bất động sản ấm lên.

Thế nhưng lãnh đạo một công ty bất động sản ở TP.HCM nói thẳng : "thực hiện song song các bước" là ghép bước 4 với bước 5 chứ thực chất các cơ quan chức năng vẫn làm tuần tự, xác định xong tiền sử dụng đất, nộp tiền sử dụng đất rồi mới ra sổ đỏ cho dự án và khi đó mới cấp phép xây dựng được. “Đây chỉ là một hình thức đánh tráo khái niệm làm cho người ta ảo tưởng là rút ngắn thêm được 1 bước, nhưng bản chất không thay đổi. Trước đây 2 bước này làm mất 3 năm mới xong thì sau khi gộp lại làm song song cũng mất 3 năm”, vị này cho hay.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), dự án nhà ở phải chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật theo các quy trình thủ tục hành chính khác nhau như: luật về đất đai, về quy hoạch đô thị, về xây dựng, về nhà ở, về đầu tư, về kinh doanh bất động sản…

Hiện nay, UBND TP.HCM đang xem xét quy trình đầu tư xây dựng đối với dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp. Dự kiến sau bước 3 là giao thuê đất dự án cho doanh nghiệp, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện song song các thủ tục xác định giá đất; thẩm định tiền sử dụng đất; quyết định tiền sử dụng đất dự án; doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất; quyết định chấp thuận đầu tư, công nhận chủ đầu tư; cấp giấy phép xây dựng cho dự án. Quy trình này vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nộp tiền sử dụng đất dự án, rồi mới được công nhận chủ đầu tư, mới được cấp giấy phép xây dựng, mới được thi công.

Làm tăng chi phí, thời gian, giá nhà

Ông Châu phân tích, quy trình tính tiền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, thì quy trình cấp giấy phép xây dựng và khởi công xây dựng các công trình của dự án cũng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. Tương tự, quy trình công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở cũng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở. Như vậy mới đảm bảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật, chấp hành pháp luật, tuân thủ pháp luật.

Nhiều kiến nghị cho doanh nghiệp thực hiện cấp phép xây dựng song song với đóng tiền sử dụng đất. Ảnh: Đình Sơn

Chiếu theo đó, quy trình này nếu được UBND TP thông qua sẽ không phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành bởi lẽ, pháp luật về xây dựng không quy định doanh nghiệp phải nộp tiền sử dụng đất rồi mới được thi công các công trình của dự án. Đồng thời, pháp luật về đất đai, về kinh doanh bất động sản chỉ quy định chủ đầu tư dự án phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (nộp tiền sử dụng đất) trong 2 trường hợp: trước khi làm thủ tục xin cấp sổ đỏ dự án và trước khi bán nhà ở có sẵn, hoặc nhà ở hình thành trong tương lai. Thế nên quy đình 4 bước này thực chất làm chậm quá trình triển khai thực hiện dự án, làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành, làm tăng giá bán nhà mà người mua nhà phải gánh chịu.

“UBND TP cần quan tâm, cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát và hướng dẫn ban hành quy trình chuẩn về đầu tư xây dựng các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp để thống nhất thực hiện tại các địa phương. Bởi bất động sản là một ngành chủ lực, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác. Nếu thị trường phát triển sẽ kéo các ngành nghề kia phát triển theo, nhà nước thu được ngân sách và giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động"- ông Châu nói và kiến nghị : Nên cấp phép cho doanh nghiệp xây dựng trước, trong quá trình làm móng sẽ thực hiện song song việc đóng tiền sử dụng đất. Khi dự án xây dựng xong, tiền sử dụng đất cũng đã đóng và khi đó doanh nghiệp có thể bán được hàng thu tiền về, do thủ tục được rút ngắn nên giá nhà đất cũng rẻ hơn. Chỉ thay đổi một chút về thủ tục đã có thể giúp ích được rất nhiều cho doanh nghiệp, người dân và cả cho Nhà nước khi thu được nhiều thuế, tiền sử dụng đất.

Đình Sơn

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Xét xử phúc thẩm cựu Chủ tịch Đà Nẵng cùng đồng phạm (04/05/2020)

>   Hải Phòng: Chuẩn bị khởi công, khánh thành 16 dự án (02/05/2020)

>   TP.HCM đấu giá 3 lô đất hàng chục ngàn mét vuông ở Thủ Thiêm (01/05/2020)

>   Doanh nghiệp địa ốc càng vay nợ càng thấm đòn Covid-19 (30/04/2020)

>   FLC lỗ ròng hơn 1,100 tỷ trong quý 1 (29/04/2020)

>   IJC: Lãi ròng quý 1 tăng 68% nhờ chuyển nhượng dự án cho Công ty mẹ Becamex (01/05/2020)

>   Vingroup lãi ròng hơn 438 tỷ đồng trong quý 1 (29/04/2020)

>   REE: Lãi ròng quý 1 giảm 27%, mảng hạ tầng điện chịu bất lợi vì thủy văn và Covid-19 (29/04/2020)

>   Lãi ròng Sonadezi tăng 42% trong quý 1 (04/05/2020)

>   Becamex IDC: Lãi quý 1 giảm 48%, thấp nhất trong 9 quý (29/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật