Chủ Nhật, 26/04/2020 22:00

Tương lai nào cho ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ?

Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ chứng kiến cú sốc nghiêm trọng, đối mặt với nguy cơ suy thoái khi giá dầu ở mức thấp và cuộc khủng hoảng thừa cung.

Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ đã bị "xé toạc" kể từ khi có sự xuất hiện của dịch Covid-19 có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).

Dịch bệnh ập đến, người dân bị chôn chân trong nhà khiến nhu cầu sử dụng xăng dầu giảm. Lưu lượng các chuyến bay giảm, lệnh đóng cửa biên giới được siết chặt cũng kéo doanh thu ngành nhiên liệu xuống đáy.

Trong khi đó, khủng hoảng thừa cung lại đang là bóng ma bao trùm lên tương lai của ngành công nghiệp dầu mỏ. Nhu cầu giảm, hàng loạt nhà sản xuất trên thế giới đang đau đầu tìm nơi chứa dầu. Trong khi đó, những con tàu chở dầu vẫn lênh đênh trên biển vì kho dự trữ đã chật.

Vượt qua Ả Rập Saudi và Nga, Mỹ hiện là cường quốc sản xuất dầu mỏ của thế giới. Theo Bloomberg, năng suất hoạt động tại các giàn khoan tại nước này giảm gần 50% kể từ tháng 1 năm nay. Đặc biệt khi giá dầu lần đầu tiên xuống mức âm trong phiên giao dịch đầu tuần trước, sản lượng sản xuất dầu thô tại Mỹ đã lao dốc xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 4 năm.

Tính đến ngày 24/4, hơn 40% giàn khoan tại Mỹ đã ngừng hoạt động, 378 giàn khoan vẫn duy trì việc khai thác.

Nhiều giếng dầu tại Mỹ buộc dừng hoạt động do nhu cầu sụt giảm. Ảnh: Investor.

Cú sốc dữ dội trên thị trường dầu mỏ hôm 20/4 đã đẩy hàng loạt tên tuổi lớn của nước Mỹ tới bờ vực sụp đổ. Theo Bloomberg, các nhà sản xuất dầu thô như South Texas Sour và Eastern Kansas Common đã phải bỏ ra hơn 50 USD cho một thùng dầu thô khi giá dầu lao xuống mức âm.

Trong khi đó, ConocoPhillips và nhà sản xuất đá phiến Continental Resources Inc. đều công bố kế hoạch đóng băng sản lượng. Các nhà quản lý ở Oklahoma còn cho phép cơ sở khoan dầu đóng cửa mà không mất hợp đồng thuê. Giới chức New Mexico cũng đưa ra quyết định tương tự.

Tại North Dakota, nơi bùng nổ cuộc cách mạng đá phiến ở Mỹ trong những năm gần đây, cũng đang đối mặt với sự suy thoái nghiêm trọng. Hơn 6.000 giếng dầu bị dừng khai thác, các công ty đồng loạt cắt giảm khoảng 405.000 thùng dầu mỗi ngày, chiếm 30% tổng sản lượng dầu thô trên toàn nước Mỹ.

Trong các cuộc họp hội đồng khẩn cấp mới đây, nhóm doanh nghiệp năng lượng Mỹ đã thảo luận về bài toán tương lai cho ngành công nghiệp dầu mỏ. Song, ngay cả đối với những công ty lớn như Exxon Mobil hay BP, cuộc khủng hoảng hiện nay cũng mang tới nhiều thách thức.

Trước đó, Ả Rập Saudi, Nga và phần còn lại của liên minh OPEC+ đã đồng ý cắt giảm hơn 20% dầu mỏ, tương đương 9,7 triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số trên vẫn không đủ để giải quyết lượng dầu tồn đọng trên toàn thế giới.

Hương Giang

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Trung Quốc nới lỏng xuất khẩu thiết bị y tế (26/04/2020)

>   Thủ tướng Anh Boris Johnson trở lại làm việc từ ngày 27/4 (26/04/2020)

>   Các nền kinh tế lớn muốn rút doanh nghiệp khỏi Trung Quốc (25/04/2020)

>   Các nước giàu thêm nặng nợ vì Covid-19 (25/04/2020)

>   Mỹ, Anh muốn gia hạn cách ly xã hội (25/04/2020)

>   Hãng hàng không Lufthansa cắt giảm 10.000 việc làm vì COVID-19 (25/04/2020)

>   Châu Âu sẽ phải dùng đến 'tiền trực thăng' để giải cứu kinh tế? (25/04/2020)

>   Kinh tế Liên minh châu Âu dự báo suy giảm tới 10% do dịch COVID-19 (24/04/2020)

>   Kho đầy, tủ lạnh rỗng ở Mỹ (24/04/2020)

>   Tương lai nào cho hàng không thế giới? (24/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật