Thứ Ba, 07/04/2020 14:42

Nhiều tổ chức quốc tế kêu gọi giãn nợ cho các nước nghèo

Các tổ chức quốc tế đã kêu gọi hoãn ngay lập tức việc thanh toán nợ của 69 quốc gia nghèo trong hết năm 2020, ước tính vào khoảng 25 tỷ USD, hoặc lên tới 50 tỷ USD nếu được gia hạn cho năm 2021.

Cảnh sát nhắc nhở người dân các biện pháp phòng lây nhiễm COVID-19 tại Lagos, Nigeria. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)

Ngày 7/4, gần 140 nhóm hành động và các tổ chức từ thiện đã cùng kêu gọi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), các chính phủ thuộc Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cùng các chủ nợ tư nhân cho các nước nghèo nhất thế giới hoãn thanh toán nợ để có thể vượt qua cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Lời kêu gọi trên, do nhóm hành động Jubilee Debt dẫn đầu, đưa ra chỉ một ngày trước cuộc họp dự kiến của G20 về việc hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó với COVID-19.

Các nhóm và tổ chức trên đã kêu gọi hoãn ngay lập tức việc thanh toán nợ của 69 quốc gia nghèo trong hết năm 2020, ước tính vào khoảng 25 tỷ USD, hoặc lên tới 50 tỷ USD nếu được gia hạn cho năm 2021.

Bên cạnh đó, chiến dịch còn kêu gọi thực thi giãn nợ hoặc hỗ trợ tài chính bổ sung không đi kèm các điều kiện về chính sách kinh tế, trong đó có “thắt lưng buộc bụng,” cũng như kêu gọi G20 rút lại các quy định khẩn cấp nhằm không để các chủ nợ tư nhân kiện các nước nghèo hơn.

Theo lý giải của Giám đốc Chiến dịch Nợ Jubilee Sarah-Jayne Clifton, các nước đang phát triển đang hứng chịu một cú sốc kinh tế chưa từng có, trong khi vẫn đang phải đối mặt với tình trạng y tế khẩn cấp.

Hiện các chính phủ cũng như các thể chế lớn đã thúc đẩy một số biện pháp mà các nhóm trên kêu gọi. Theo đó, IMF đang cung cấp 50 tỷ USD trích từ các quỹ tài chính khẩn cấp và WB cũng đã phê duyệt gói đối phó COVID-19 trị giá 14 tỷ USD.

Tuy nhiên, các nhóm hành động và các tổ chức từ thiện cũng nhắc lại quan ngại của các chính phủ châu Phi rằng động thái trên là vẫn chưa đủ.

Trong một đề xuất đưa ra trước thềm cuộc họp của G20, Ethiopia cho rằng riêng châu Phi có thể cần tới 150 tỷ USD hỗ trợ. Trong số 69 quốc gia thu nhập thấp có tới ít nhất 45 nước yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp chỉ để vượt qua năm 2020 đầy thách thức này./.

Ngọc Hà

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới vọt gần 3% lên cao nhất trong hơn 7 năm (07/04/2020)

>   Dầu WTI sụt 8% khi cuộc họp quan trọng giữa các nhà sản xuất trì hoãn (07/04/2020)

>   Singapore công bố gói kích thích thứ 3 (06/04/2020)

>   BoE sẽ không in tiền để tăng ngân sách chống dịch COVID-19 (06/04/2020)

>   IMF và World Bank giải ngân quỹ khẩn cấp giúp 28 quốc gia chống đại dịch (04/04/2020)

>   World Bank dự báo 'suy thoái toàn cầu nghiêm trọng' do đại dịch (04/04/2020)

>   Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng nhỏ và vừa (04/04/2020)

>   Vàng thế giới giảm nhẹ tuần qua bất chấp đà tăng trong phiên (04/04/2020)

>   Dầu WTI vọt gần 32%/tuần nhờ hy vọng OPEC cắt giảm sản lượng (04/04/2020)

>   Kinh tế Mỹ mất hơn 700,000 việc làm chỉ trong 2 tuần đầu tháng 3, tồi tệ nhất từ năm 2009 (04/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật