Thứ Năm, 16/04/2020 09:36

Nhiều quốc gia sẽ vỡ nợ vì đại dịch Covid-19?

Số quốc gia có thể vỡ nợ trong 12-18 tháng tới sẽ ngày càng tăng khi các Chính phủ trên toàn cầu tăng chi tiêu để hạn chế thiệt hại kinh tế từ đại dịch Covid-19, một chuyên gia kinh tế cho biết hôm thứ Tư.

Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy một số vấn đề ở đó. Có thể, chúng ta sẽ thấy cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro quay trở lại và các quốc gia như Hy Lạp hoặc Ý có khả năng là trung tâm của điều đó”, ông Simon Baptist, chuyên gia kinh tế toàn cầu tại công ty tư vấn The economist Intelligence Unit, nói trong chương trình Capital Connection của CNBC.

Trong số các nền kinh tế mới nổi, Nam Phi và Brazil là những nước có khả năng phải chịu khủng hoảng hơn nữa do dịch. Và dĩ nhiên, Argentina đã trở lại tình trạng vỡ nợ công rồi”, ông nói thêm.

Virus corona đã lây nhiễm cho hơn 2 triệu người trên toàn cầu, khiến các Chính phủ phải có những hành động chưa từng có tiền lệ để phong tỏa toàn bộ các quốc gia hoặc thành phố - khiến nhiều hoạt động kinh tế của thế giới bị đình trệ.

Số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu từ ngày 23/01 đến nay.

Hôm thứ Ba, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, nói rằng hiện tại, họ tin ​​nền kinh tế toàn cầu sẽ bị thu hẹp 3% trong năm nay - so với dự báo trước đó là tăng trưởng 3.3%.

Nhiều Chính phủ đã công bố các gói kích thích lớn để hỗ trợ nền kinh tế, trong đó một số quốc gia đang vay thêm để tài trợ cho các khoản chi tiêu đó. Điển hình, Mỹ tăng phát hành trái phiếu kho bạc; trong khi Đức, quốc gia thường bảo thủ về mặt tài khóa, cho biết có kế hoạch tăng khoản vay lên tới 150 tỷ euro (khoảng 164.4 tỷ USD).

Tuy nhiên, Baptist cho rằng không phải tất cả Chính phủ đều có thể nhận được nguồn tài trợ mà họ tìm kiếm. Cụ thể, các nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với thách thức lớn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư quốc tế cho họ vay nhiều tiền hơn vào thời điểm nhà đầu tư đang tìm kiếm những nơi an toàn hơn để “gửi gắm” nguồn tiền.

Nhiều thị trường mới nổi hiện phụ thuộc vào các nhà đầu tư và dòng tài chính quốc tế để có được nguồn tiền nhằm quản lý thâm hụt ngân sách. Họ thấy khó vay bằng đồng nội tệ hơn, dù có một vài trường hợp ngoại lệ”, chuyên gia kinh tế này cho biết.

Ở thời điểm hiện tại, với tâm lý không thích rủi ro tràn ngập trên thị trường quốc tế, mặc dù một số Chính phủ ở các nền kinh tế mới nổi muốn chi tiêu nhiều hơn nhưng họ không thể có được nguồn tiền họ cần”.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Mỹ: Các tập đoàn tài chính lớn công bố lợi nhuận quý I giảm gần 50% (16/04/2020)

>   Fed: Kinh tế Mỹ giảm mạnh đột ngột ở tất cả các khu vực (16/04/2020)

>   WHO lên tiếng sau khi Mỹ cắt ngân sách (15/04/2020)

>   Mỹ có thể phải duy trì cách biệt cộng đồng đến 2022 (15/04/2020)

>   Thiệt hại kinh tế của các nước khi kéo dài lệnh phong tỏa (15/04/2020)

>   Thế giới thiệt hại 600.000 tỷ USD nếu chống biến đổi khí hậu thất bại (15/04/2020)

>   Trump ngừng cấp ngân sách cho WHO (15/04/2020)

>   Hơn 125.000 người chết vì nCoV toàn cầu (15/04/2020)

>   Toàn cầu đau đầu đảm bảo lương thực trong đại dịch (14/04/2020)

>   Nền kinh tế Mỹ sẽ không bật dậy dễ dàng như ông Trump tưởng (14/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật