Thứ Sáu, 10/04/2020 09:00

Huy động vốn tăng thấp hơn cung tiền, vì sao ngân hàng vẫn giảm lãi suất?

Tăng trưởng huy động vốn trong quý 1 vừa qua thấp hơn đáng kể so với mức tăng của tổng phương tiện thanh toán, và cũng thấp hơn so với tín dụng. Dù vậy, các ngân hàng vẫn không e ngại tiếp tục kéo mặt bằng lãi suất huy động xuống mức thấp mới.

Thanh khoản tự do tăng lên

Tính đến ngày 20/3/2020, huy động vốn toàn ngành ngân hàng chỉ tăng 0.51% so với đầu năm, tương đương mức tăng tuyệt đối gần 45 ngàn tỷ đồng. Con số này thấp hơn mức tăng 132.7 ngàn tỷ đồng, tương đương 1.9% của cùng kỳ năm 2019, cho thấy hoạt động huy động vốn của các ngân hàng cũng đang gặp khá nhiều khó khăn, bất chấp tiền gửi ngân hàng đang được xem là kênh đầu tư an toàn giữa mùa dịch bệnh.

Đáng lưu ý là con số tăng trưởng huy động vốn cũng thấp hơn tổng phương tiện thanh toán M2. Cụ thể, M2 so với thời điểm đầu năm tăng đến 1.55%, tính theo số tuyệt đối tăng xấp xỉ gần 164 ngàn tỷ đồng, nhiều hơn khoảng 119 ngàn tỷ đồng so với con số tăng huy động vốn. Vậy số chênh lệch này hiện đang nằm ở đâu?

Về cơ bản, cung tiền M2 bao gồm tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế, tiền gửi tại hệ thống ngân hàng, mà luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngoài ra, theo thuyết minh của NHNN thì tổng phương tiện thanh toán này do NHNN theo dõi là chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá (GTCG) do các TCTD khác trong nước mua.

Trong khi lượng GTCG do các nhà băng phát hành trong quý 1 đầu năm nay chỉ ở mức tương đối, do thời điểm đầu năm hoạt động này thường diễn ra chậm và nhu cầu huy động vốn trong giai đoạn này cũng ở mức thấp, do đó sự chênh lệch lớn giữa tăng trưởng huy động vốn và tổng phương tiện thanh toán có lẽ đến từ lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế đã gia tăng đáng kể.

Thực tế là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, người dân có xu hướng tăng nắm giữ tiền mặt để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu đột biến, tích trữ thực phẩm và tâm lý an toàn trong giai đoạn khủng hoảng. Theo số liệu thống kê gần nhất của NHNN, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán đã tăng lên 13.27% vào cuối tháng 1, từ mức 11.33% vào cuối năm 2019. Tính theo số tuyệt đối, lượng tiền mặt đang lưu thông đã tăng hơn 19% so với cuối năm 2019.

Các số liệu thống kê gần đây cũng chỉ ra rằng con số tăng trưởng huy động vốn tính đến ngày 20/3 cũng đã giảm sút nếu so với thời điểm trước đó 1 tháng, một dấu hiệu cho thấy tiền gửi trong hệ thống ngân hàng có thể đã bị rút ra chuyển sang tiền mặt, hoặc nằm dưới các dạng tài sản khác như vàng hay ngoại tệ.

Ngân hàng vẫn giảm lãi suất

Bất chấp huy động vốn tăng trưởng chậm lại, nhiều ngân hàng vẫn giảm lãi suất tiền gửi trong những ngày gần đây, tiếp tục xu hướng điểu chỉnh giảm lãi suất kể từ khi NHNN ra quyết định giảm một loạt lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng. Động thái này ngược lại càng khiến hoạt động huy động vốn của các nhà băng thêm nhiều thách thức.

Trong khi lượng GTCG do các nhà băng phát hành trong quý 1 đầu năm nay chỉ ở mức tương đối, do thời điểm đầu năm hoạt động này thường diễn ra chậm và nhu cầu huy động vốn trong giai đoạn này cũng ở mức thấp, do đó sự chênh lệch lớn giữa tăng trưởng huy động vốn và tổng phương tiện thanh toán có lẽ đến từ lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế đã gia tăng đáng kể.

Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng không như kỳ vọng, tính đến ngày 20/3 cũng chỉ tăng nhẹ 0.68% so với đầu năm, quy ra số tuyệt đối xấp xỉ tăng 55.7 ngàn tỷ đồng, nhiều hơn mức tăng huy động vốn chỉ gần 11 ngàn tỷ đồng, không đáng kể nếu so với lượng vốn lớn mà các nhà băng đã tích lũy được sau các hoạt động tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu trong năm 2019. Do đó, về tổng thể thanh khoản của hệ thống vẫn đang ở mức dư thừa trong giai đoạn vừa qua.

Điều quan trọng hơn là đáp ứng lời kêu gọi hỗ trợ nền kinh tế và giới doanh nghiệp của nhà điều hành, một loạt ngân hàng đã quyết định giảm mạnh lãi suất cho vay trong những tuần gần đây, với mức giảm khá lớn lên đến 2-2.5%. Khi lãi suất đầu ra bị kéo xuống, để hạn chế ảnh hưởng quá nhiều lên lợi nhuận, các ngân hàng cũng buộc phải tìm cách kéo chi phí vốn đầu vào xuống tương ứng, do đó việc giảm lãi suất tiền gửi là lựa chọn tất yếu.

Trong bối cảnh rủi ro vẫn đang ở mức khá cao, bên cạnh việc ưu tiên nắm giữ tiền mặt, không ít người vẫn đang tạm trú ẩn nguồn vốn ở ngân hàng, mà không quá cân nhắc đến xu hướng lãi suất giảm hay áp lực lạm phát đang tăng. Việc giữ được vốn an toàn trong lúc này đã được xem là một thành công, nhất là khi nhìn vào các kênh tài sản khác thời gian qua đã bị thiệt hại nặng nề như chứng khoán hay bất động sản.

Tuy nhiên, nếu xu hướng lãi suất đi xuống tiếp tục kéo dài, việc huy động vốn của các ngân hàng sẽ gặp áp lực trở lại, khi sức hấp dẫn mất dần nếu đem so sánh với các kênh đầu tư khác như thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu phục hồi trở lại. Thống kê gần đây cho thấy số lượng khách hàng cá nhân mở tài khoản trong tháng 3 vừa qua, thời điểm chứng khoán chìm sâu nhất, đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2017 đến nay, một dấu hiệu cho thấy dòng tiền nhàn rỗi đang sẵn sàng tham gia bắt đáy.

Đáng lưu ý là lãi suất trên thị trường 2 đang có diễn biến trái chiều so với lãi suất trên thị trường 1, khi không ngừng đi lên trong thời gian qua. Nếu vào thời điểm cuối tháng 2, lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng chỉ xoay quanh 2%, thì cập nhật gần nhất đến ngày 07/4 đã tăng lên mức 3.2%. Xu hướng tương tự cũng diễn ra ở các kỳ hạn khác dài hơn.

Còn theo cập nhật gần nhất, sau khi hút ròng trong 7 tuần liên tiếp từ cuối tháng 1 đầu năm nay đến giữa tháng 3, với tổng giá trị lên đến 147 ngàn tỷ đồng, trong tuần mới đây kết thúc ngày 03/4, NHNN đã bơm ròng trở lại 20,836 tỷ đồng. Động thái trên có thể nhằm giúp các ngân hàng có thêm điều kiện giảm lãi suất, nhưng cũng không loại trừ khả năng để hỗ trợ thanh khoản với e ngại có thể căng thẳng trở lại.

Nhung Võ

FILI

Các tin tức khác

>   Sacombank lấy ý kiến tổ chức ĐHĐCĐ 2020 bằng hình thức trực tuyến (09/04/2020)

>   Dồn dập xin giảm lãi vay ngân hàng vì Covid-19 (09/04/2020)

>   HDBank dành 5,000 tỷ đồng cho Gói Swift SME với lãi suất chỉ từ 6.5%  (09/04/2020)

>   Bắt nguyên tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (08/04/2020)

>   2 ngân hàng Việt và 3 công ty tài chính bị Moody’s xem xét hạ tín nhiệm  (08/04/2020)

>   Nhận phiếu quà tặng Got It khi vay tiêu dùng trên ứng dụng Sacombank Pay  (08/04/2020)

>   LPB - Rộng nhưng chưa sâu (14/04/2020)

>   Lợi nhuận quý 2/2020 của ngân hàng sẽ giảm do mở rộng gói vay ưu đãi cho các doanh nghiệp? (08/04/2020)

>   World Bank sẽ hỗ trợ tiếp 1.4 tỷ USD cho các quốc gia chống dịch Covid-19 (08/04/2020)

>   Ngân hàng chạy đua lãi suất tiền gửi online (09/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật