Dịch vụ
Giải pháp bỏ phiếu trực tuyến: Bảo mật, an toàn và chính xác
Đã có một số doanh nghiệp Việt áp dụng thử nghiệm hình thức bỏ phiếu từ xa cho cổ đông nhưng vẫn còn băn khoăn về tính bảo mật, an toàn, chính xác của giải pháp công nghệ do các đơn vị dịch vụ cung cấp nhằm đảm bảo đại hội cổ đông của doanh nghiệp được tổ chức đúng luật, an toàn.
Thẳng thắn chia sẻ về những rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin khi triển khai đại hội cổ đông trực tuyến, ông Nguyễn Ngọc Khánh, Phó Giám đốc Công nghệ CTCP Bytesoft Việt Nam, công ty hiện đang cung cấp giải pháp Bvote cho các doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông và bỏ phiếu trực tuyến cho biết:
Thứ nhất, đó là sự cố tấn công DDOS (nỗ lực làm sập một dịch vụ trực tuyến), sẽ gây nên việc quá tải băng thông đến máy chủ dành cho việc tổ chức đại hội. Thứ hai, tấn công dựa trên các lỗ hổng ứng dụng. Thứ ba, là an toàn về dữ liệu.
Đối với rủi ro thứ nhất, ông Khánh chia sẻ câu chuyện của chính Bytesoft trong vai trò đơn vị cung cấp phần mềm bỏ phiếu trực tuyến cho cuộc thi Miss của một số trường Đại học. Đã có sự ganh đua giữa các nhóm nên có sự tham gia tấn công vào hệ thống bỏ phiếu với mục tiêu dừng lại cuộc thi.
Thời điểm đầu tiên, Bytesoft dự kiến 5,000 người bỏ phiếu nhưng khi cuộc thi đến giai đoạn cuối, cùng lúc 10,000 người truy cập, nghĩa là sử dụng lưu lượng truy cập cao để làm tràn ngập băng thông mạng thì mục tiêu là tấn công hệ thống. Ngay lập tức, các máy chủ được tự động nhân lên để đáp ứng số lượng người truy cập, đồng thời hạn chế lưu lượng giao tiếp với website từ nước ngoài vào hệ thống…
Bvote hợp tác với Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam năm 2019.
|
“Bytesoft đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm xử lý rủi ro trong việc tấn công DDos. Bytesoft đã phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ, tổ chức dự phòng xây dựng phương án nhằm tối ưu hóa băng thông, giảm thiểu tối đa các cuộc tấn công dạng này. Ngoài ra, hệ thống Bytesoft sẵn sàng online trên các hệ thống cloud như Amazone, Google... và hiện tại, mỗi một dự án có thể đáp ứng được 30,000 yêu cầu/giây nên các doanh nghiệp có thể an tâm về sự an toàn của giải pháp bỏ phiếu trực tuyến trong đại hội cổ đông trực tuyến”, ông Khánh khẳng định.
Không chỉ đáp ứng được 30,000 yêu cầu/giây, hệ thống Bvote đã được sử dụng trong cuộc thi bình chọn Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam năm 2019 (https://miss.bvote.vn) với khả năng chịu tải trong khoảng 50,000 người truy cập tại một thời điểm.
Liên quan đến rủi ro thứ hai, an toàn phần mềm, ông Khánh cho biết, 90% trước khi sản phẩm đưa ra thị trường, các kỹ sư an ninh của Bytesoft đã thực hiện đánh giá hệ thống ứng dụng nhằm phát hiện và ngăn chặn các lỗi có thể phát sinh. Ngoài ra khi hệ thống vận hành việc theo dõi lịch sử truy cập người dùng (log) và ngăn chặn các cuộc tấn công cũng được lên kế hoạch chi tiết.
“Xung quanh rủi ro thứ ba về an toàn dữ liệu, thông tin của đại hội cổ đông sẽ được Bvote đưa lên hệ thống Blockchain, các dữ liệu được đồng bộ giữa các máy tính tham gia vào hệ thống Blockchain nên việc tấn công giả mạo gần như không thể. Khi một máy chủ chứa dữ liệu gặp sự cố, các máy chủ khác sẵn sàng phục vụ nhằm đảm bảo tính linh hoạt cho hệ thống”, ông Khánh nói.
Thực tế cho thấy, Blockchain là công nghệ về lưu trữ, giúp việc bảo vệ và sử dụng dữ liệu một cách minh bạch. Công nghệ này có 3 tính chất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ quan tâm, đó là: Distributed - Phân tán (lưu trữ dữ liệu ở nhiều nơi tăng tính bảo mật), Immutable - Bất biến (đã lưu vào trong blockchain thì không thể sửa chữa được) và Consensus - Ðồng thuận (bất cứ hành động nào xảy ra trên blockchain đều phải có sự đồng thuận của các bên tham gia).
Trong thời đại mở, blockchain là chìa khoá quan trọng nhất để tạo ra được những mạng lưới, cộng đồng lớn, sẵn sàng chia sẻ thông tin để mang lại lợi ích lớn.
Ông Khánh thông tin thêm: “Bvote được xây dựng trên nền tảng Blockchain sẽ giúp đảm bảo dữ liệu khi được ghi nhận vào hệ thống sẽ không thể thay đổi, không thể sửa chữa, dữ liệu được minh bạch công khai cho nhà đầu tư. Đơn cử như việc hệ thống tự tính toán số phiếu bầu không hợp lệ, hạn chế sai sót trong khâu kiểm phiếu; kết xuất báo cáo/kết quả kiểm phiếu một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo cho doanh nghiệp những tỷ lệ chuẩn xác nhất…”.
Liên quan đến vấn đề này, Shark Trần Anh Vương, Phó Chủ tịch hội doanh nhân trẻ Việt Nam, nhận định trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc bỏ phiếu điện tử đã và đang được xem là hình thức bỏ phiếu ưu việt được nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới lựa chọn để lấy biểu quyết của cổ đông.
Theo quan điểm của ông Vương, có thể do đặc thù quản trị của công ty nên việc tổ chức phát hành sẽ có tâm lý ngại thay đổi, vẫn muốn duy trì hình thức bỏ phiếu truyền thống, vì nếu áp dụng hình thức bỏ phiếu trực tuyến, doanh nghiệp sẽ phải sửa đổi điều lệ công ty cũng như các quy định hướng dẫn liên quan. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn e ngại trình độ công nghệ của cổ đông chưa cao, không phải nhà đầu tư nào cũng dễ dàng sử dụng các ứng dụng công nghệ.
“Tuy vậy, tôi nghĩ các doanh nghiệp cần phải thay đổi, làm mới lại chính mình để không ngừng phát triển và tiến lên trong thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt này”, ông Vương nói.
Ở Việt Nam, bỏ phiếu điện tử là hình thức bỏ phiếu đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 (có hiệu lực từ 01/07/2015) và các cổ đông thực hiện việc bỏ phiếu điện tử được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp đại hội cổ đông như các cổ đông tham dự và biểu quyết trực tiếp.
Để biết thêm thông tin ứng dụng Bvote, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ:
Công ty cổ phần Bytesoft Việt Nam
Website: https://hopcodong.bvote.vn/
Hotline: 19002863
Email: info@bytesoft.net
Địa chỉ : Tầng 12, Tòa văn phòng 1, Tổ hợp Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
|
FILI
|