Thứ Sáu, 03/04/2020 15:45

Nhịp đập Thị trường 03/04: Lấy lại mốc 700 điểm

VN-Index kết phiên tăng 3.17 %, đạt mức 701.8 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 2.23 điểm và tiến lên mức 97.84 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên mua với 521 mã tăng và 214 mã giảm.

Diễn biến VN-Index phiên chiều có phần khởi sắc hơn khi chỉ số tiếp tục leo dốc trở lại dưới tác động từ nhóm Large Cap, trong bối cảnh lực cầu được đẩy mạnh tại nhóm này ngay từ đầu phiên chiều. Các tín hiệu kỹ thuật của chỉ số cũng vô cùng khả quan khi xác nhận tạo đáy và có khả năng hoàn thành mẫu hình 2 đáy.

Tuy nhiên, basis giữa hợp đồng VN30F2004VN30 lại tiếp tục mở rộng và đạt -35.25 điểm, qua đó cho thấy tâm lý nhà đầu tư thật sự không mấy lạc quan, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Bởi vì chỉ cần tin xấu xuất hiện, bất kỳ tín hiệu kỹ thuật nào cũng sẽ mất ý nghĩa.

Rổ VN30 kết phiên hoành tráng với 29 mã tăng và 1 mã đứng giá, trong đó có tới 7 mã hiện sắc tím là BVH, CTD, BID, MWG, ROS, SSISTB. Tuy nhiên, khối ngoại lại có động thái trái chiều tại các mã khi mua ròng CTD, BID, ROS và bán ròng STB, SSIBVH.

Bộ ba nhà Vingroup đều được đẩy giá mạnh vào cuối phiên khi VIC, VHM đều bứt phá hơn 5%, còn VRE kết phiên trên tham chiếu hơn 1%.

Ngoài nhóm Large Cap ra, dòng tiền cũng được bơm vào mạnh mẽ ở các nhóm ngành khác trên thị trường, qua đó giúp hàng loạt các mã bứt phá như LDG, DRH, DXG, SCR, HAR tăng kịch trần ở nhóm bất động sản dân dụng; TCM, TNG hiện sắc tím tại nhóm dệt may; NTC, BCM, MH3 tiến hơn 7% ở nhóm bất động sản khu công nghiệp,…

Khối ngoại bán ròng hơn 370 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 12 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, VCB, VRE, SVI, CII trên sàn HOSE. SHBPVS là các mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX, với giá trị hơn 6 tỷ đồng ở SHB và hơn 3 tỷ đồng ở PVS.

14h00: Củng cố đà tăng

Lực cầu được đẩy mạnh trở lại tại nhóm Large Cap trong phiên chiều, qua đó giúp đà tăng của thị trường  được củng cố.

Độ rộng thị trường tính tới 14h đang nghiêng về bên mua với 438 mã tăng và 195 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc xanh với 26 mã tăng, 3 mã giảm và 1 mã đứng giá.

STB, MWG, ROS, BVH, SSI cùng CTD giữ vị trí dẫn đầu rổ VN30 với sắc tím và trong tình trạng trống bên bán, song khối ngoại lại đang “xả hàng” mạnh STB với lực bán ròng hơn 900 ngàn đơn vị. Theo sau đó là mức tăng hơn 5%, cụ thể như MSN, GAS, PNJ, FPT. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, NVL sụt giảm 1% còn EIB sụt giảm mạnh gần 3.5%.

Hòa chung với diễn biến đầy tích cực của thị trường, nhóm bất động sản khu công nghiệp đang thể hiện một bộ mặt vô cùng tích cực. Cụ thể, BCM có cú bứt phá gần 8%, theo sau đó là mức tăng hơn 2% của LHG, VGC, SZCD2D. Theo góc nhìn kỹ thuật, SZC tạo mẫu hình Three Outside Up tại Rising Window phiên ngày 07/03/2019 hàm ý tâm lý lạc quan của nhà đầu tư, vùng 13,800-14,400 (đáy cũ tháng 04/2019, 02/2020 hội tụ với đường middle của Bollinger Bands) sẽ là ngưỡng kháng cự gần nhất với giá. Nhiều khả năng sẽ có những nhịp rung lắc tại đây.

Ngành bảo hiểm đang có diễn biến đầy khởi sắc. BVH tăng cận trần và trắng bên bán, trong khi PGI bứt phá hơn 6%, PVI cũng góp vui khi bật tăng 2.5%. Ở phía ngược lại, BIC đánh mất hơn 3.5% thị giá.

Hai ông lớn trong nhóm công ty chứng khoán là SSI, HCM đều khoác sắc tím, tuy nhiên khối ngoại vẫn đang tập trung bán mạnh ở 2 mã này. Theo góc nhìn kỹ thuật, sau khi tạo tổ hợp nến Morning Doji Star trong phiên ngày 01/04/2020 hàm ý sự đảo chiều trong tâm lý của nhà đầu tư, SSI đã tạo mẫu hình nến Rising Window xác nhận nhịp phục hồi. Đường midde của Bollinger Bands sẽ là ngưỡng kháng cự gần nhất với giá, khả năng có nhịp rung lắc tại đây tăng cao.

ANV, ABT, HVG, IDIFMC đang là tâm điểm trong nhóm chế biến thủy sản, khi mà các mã này đều tăng trần. Mới đay FMC cũng đã đề ra kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu lãi trước thuế đạt 240-250 tỷ đồng, tăng khoảng 4%-9% so với thực hiện năm trước. Ở chiều đối lập, CMX sụt giảm gần 2% trong khi ACL lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Phiên sáng: Lực cầu chững lại

VN-Index kết phiên sáng tăng 1.73 %, đạt mức 692 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 1.56 điểm và tiến lên mức 97.17 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên mua với 421 mã tăng và 175 mã giảm.

Ngoại trừ lực đẩy mạnh và0 đầu phiên, diễn biến thị trường trong khoảng thời gian còn lại của phiên sáng không mấy nổi bật, khi lực cầu chững lại và các chỉ số rơi vào trạng thái giằng co.

STB, MWG, ROS giữ vị trí dẫn đầu rổ VN30 với sắc tím và trong tình trạng trống bên bán, song khối ngoại lại đang “xả hàng” mạnh STB với lực bán ròng gần 900 ngàn đơn vị. Rổ này hiện dừng tại 24 mã tăng, 5 mã giảm và 1 mã đứng giá, trong đó tới 14 mã bứt tốc hơn 3%, cụ thể như MSN, CTD, PNJ, POW,…. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, chỉ có VRE, EIB lùi hơn 1%, còn lại đều giảm nhẹ dưới tham chiếu.

Diễn biến các nhóm ngành trên thị trường càng về cuối phiên sáng càng tích cực, khi hàng loạt các mã có sự tăng tiến ở sắc xanh, điển hình như FMC đã tăng kịch trần, ANV hơn 4%, MPC hơn 2% tại nhóm thủy sản.

Nhóm ngân hàng duy trì sự tích cực trong suốt phiên sáng với 4 mã đỏ và 11 mã xanh, trong đó chỉ có BAB, HDB tiến nhẹ trên tham chiếu, còn lại đều bật tăng hơn 1%. Nổi bật trong nhóm là BID, STB, ACB, VIB. Tuy nhiên, khối ngoại lại đang bán ròng hầu hết các mã nhóm này. Điều tương tự cũng xảy ra với nhóm dầu khí khi chứng kiến hàng loạt các mã tăng trần như PVB, PVC, PVD, PVS.

Khối ngoại bán ròng gần 200 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 10 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, VCB, VNM, VRE trên sàn HOSE. SHBPVS là các mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX, với giá trị hơn 6 tỷ đồng ở SHB và hơn 3 tỷ đồng ở PVS.

10h30: Vào vùng giằng co

Các chỉ số thị trường liên tục rung lắc khi lực cầu tại nhóm Large Cap có dấu hiệu chững lại.

Rổ VN30 xanh ngát với 25 mã tăng, 4 mã giảm và 1 mã đứng giá, trong đó có tới 12 mã bứt phá hơn 2%, dẫn đầu là ROS, STB, SSI ở mức trần và cận trần. Tuy nhiên, điểm tiêu cực đến từ động thái khối ngoại khi bán ròng hầu hết các mã nhóm này. Ở chiều ngược lại, EIB rớt hơn 3% giá trị, trong khi các mã còn lại đều lùi nhẹ dưới tham chiếu.

Bộ ba mã họ Vingroup có diễn biến khá trái chiều khi VIC bật nhảy hơn 4% và theo góc nhìn kỹ thuật, nhiều khả năng mã sẽ tiến đến test vùng quanh mốc 93,000 đồng. VRE thì giằng co quanh tham chiếu, còn VHM tiến hơn 1%. Điểm duy nhất giống nhau ở cả ba là thanh khoản rất thấp và bị khối ngoại bán ròng.

KHÓA HỌC ONLINE

Chứng khoán Phái sinh

  • Khai giảng: 07/4/2020
  • Ưu đãi 50% ++

Hotline: 0908 16 98 98

>>Đăng ký ngay

Diễn biến nhóm thủy sản rất khả quan khi sắc xanh đang xâm chiếm nhóm này, trong đó IDI đặc sắc với sắc tím, theo sau là ANV, VHC ở mức hơn 2%. Theo góc nhìn kỹ thuật, IDI hiện tạo cây nến White Marubozu và xác nhận sự trở lại của nhịp hồi, qua đó cho thấy nhiều khả năng mã sẽ tiến đến test kháng cự tại vùng 3,300-3,400 đồng. Người anh em với mã này là ASM cũng đang trong tình trạng trống bên bán và hiện sắc tím, đồng thời cho các tín hiệu kỹ thuật tích cực.

Hưởng ứng sự tích cực từ thị trường, nhóm chứng khoán cũng bứt phá với sắc tím đến từ hai mã ORSHCM, đồng thời đánh dấu phiên thứ 2 tăng trần liên tiếp ở HCM. VCI, SHS cũng là những gương mặt ấn tượng với sắc xanh hơn 3%.

Nhóm cổ phiếu họ FLC duy trì đà tăng trần trên 5 cổ phiếu là ROS, ART, HAI, FLC, AMDKLF, trong đó điểm khác biệt chính nằm ở thanh khoản khi ROS dẫn đầu với hơn 12 triệu cổ phiếu được khớp, trong khi AMD chỉ khớp gần 500 ngàn đơn vị.

Mở cửa: Nhóm dầu khí bứt phá

Thông tin giá dầu bứt phá mạnh cùng với thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm đã phần nào tác động tích cực đến diễn biến của VN-Index hiện tại.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên mua với 263 mã tăng và 79 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc xanh với 28 mã tăng, 2 mã giảm

GAS, SAB cùng VHM đang là những tác nhân chính mang lại sắc xanh cho VN-Index. Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ KDC, HT1 với DIG là những mã có tác động tiêu cực và kìm hãm đà tăng mạnh của chỉ số.

Sau phiên ATO, sắc xanh đang chiếm ưu thế trong ngành ngân hàng. Cụ thể, STB có cú bứt phá gần 4%, theo sau đó là mức tăng hơn 2% của TCB, VPB, CTG. VCB, MBB nhảy vọt hơn 1%. Ở phía ngươc lại, EIB sụt giảm hơn 5.5%.

Hòa chung với diễn biến của thị trường hiện tại, sắc xanh đang lan tỏa trong nhóm công nghệ thông tin. CTR nhảy vọt hơn 4%, FPT với VGI bật tăng trên 2.5%.

Thông tin giá dầu quay đầu tăng mạnh đã tác động tích cực đến diễn biến của nhóm dầu khí. Có thể kể tên, PVDPVC tăng trần, BSR, PVS bứt phá hơn 7%, GAS cũng góp vui khi bật tăng hơn 5%.

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh 03/04/2020: Tốt xấu đan xen (02/04/2020)

>   Thị trường chứng quyền 03/04/2020: Khởi sắc trở lại (02/04/2020)

>   Vietstock Daily 03/04: Tín hiệu tích cực? (02/04/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 01/04: Kết phiên đầy lạc quan (01/04/2020)

>   Vietstock Daily 01/04: Tiếp tục quan sát (31/03/2020)

>   Thị trường chứng quyền 01/04/2020: Hiện tượng phân hóa đang diễn ra (31/03/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 01/04/2020: Cẩn thận với các nhịp rung lắc trong phiên (31/03/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 31/03: Kết phiên trên tham chiếu (31/03/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 31/03/2020: Basis âm hơn 30 điểm! (30/03/2020)

>   Vietstock Daily 31/03: 'Rơi tự do' đầu tuần (30/03/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật