Thứ Tư, 22/04/2020 13:36

Giá dầu thế giới giảm kỷ lục, Bộ Công Thương có biện pháp gì để đối phó?

Trước những diễn biến của giá dầu thế giới, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo ngành dầu khí triển khai các giải pháp đối phó với tác động kép của dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu.

* Dầu tiếp tục vòng xoáy giảm giá, Brent lao dốc hơn 15%

* Ai thua thiệt, ai hưởng lợi từ khủng hoảng giá dầu?

Giá dầu thế giới liên tục giảm trong những ngày vừa qua

Sáng 21/4, lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu thế giới rơi xuống ngưỡng âm (dưới 0 USD/thùng, việc giá dầu giảm sâu chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến ngành dầu khí và người tiêu dùng trong nước. Để chủ động các biện pháp ứng phó với tình hình giá dầu, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo ngành dầu khí, cụ thể:

Rà soát tổng thể kế hoạch các Lô dầu khí, các giếng khoan khai thác, xác định mức giá dầu khả thi để có các quyết sách tiếp tục thực hiện hay ngừng các giếng có sản lượng khai thác thấp trên cơ sở hiệu quả, bảo vệ tài nguyên, đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi ích nhà đầu tư.

Cân đối sản lượng các mỏ có giá thành tốt để bù đắp cho phần thiếu hụt sản lượng ở những mỏ phải đóng hoặc giảm sản lượng.

Rà soát lại các nhiệm vụ thuộc công tác thăm dò - thẩm lượng, công tác phát triển mỏ mới, đảm bảo gia tăng đủ trữ lượng để chuẩn bị đưa mỏ vào khai thác trong năm 2020 (đón đầu khi giá dầu tăng).

Các đơn vị cung cấp dịch vụ chuẩn bị ngay các giải pháp ứng phó với nhu cầu dịch vụ cũng như giá dịch vụ sẽ giảm để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu, đầu tư công nghệ mới để tái cơ cấu lại các loại sản phẩm của PVN nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm trong chuỗi giá trị dầu khí có giá trị gia tăng cao để bù đắp từng phần cho sự chi phối từ sản phẩm dầu khai thác.

Tổ chức rà soát lại tất cả các nhiệm vụ, chi phí dự kiến của năm 2020. Cắt giảm giảm tối đa các chi phí thuê ngoài, các nhiệm vụ chưa thật sự cấp bách. Thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí, thường xuyên tổ chức tự kiểm tra giám sát để chấn chỉnh kịp thời các chi tiêu bất hợp lý. Thực hiện nghiêm túc việc mua sắm vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu và sử dụng các dịch vụ đúng quy định và đảm bảo chất lượng. Các đơn vị phối hợp sử dụng chung phụ tùng, vật tư cùng chủng loại; rà soát điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu hao vật tư theo hướng tiết kiệm.

Xây dựng ngay các giải pháp tài chính, đầu tư tổng thể trong toàn ngành dầu khí (bao gồm cả kế hoạch huy động nguồn vốn) để ứng phó kịp thời với những biến động xấu nhất của giá dầu trong năm 2020. Xây dựng các hạng mục đầu tư theo thứ tự ưu tiên phụ thuộc vào sự biến động của giá dầu. Tập trung vốn cho các dự án đầu tư có hiệu quả thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, không đầu tư các dự án chưa thật sự cấp bách.

Đồng thời, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo và kiến Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp (tài chính, đầu tư, thị trường, kinh doanh,…) nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành dầu khí giai đoạn này.

Giá dầu thế giới giảm sâu như vậy sẽ tác động đến ngành xăng dầu trong nước như thế nào?

Trong phiên giao dịch hôm nay (21/4/2020), giá dầu trên các sàn giao dịch có giảm nhiều nhưng giá dầu Mỹ ngọt nhẹ giao tháng 6/2020 trên sàn giao dịch NYMEX duy trì ở mức khoảng 16-20 USD/thùng và giá dầu Brent trên sàn giao dịch ICE (London) vẫn ở mức 21-25 USD/thùng.

Giá dầu thô khai thác trong nước của Việt Nam thường được tham chiếu đến giá dầu thô Brent.

Việc giá dầu giảm sâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chỉ tiêu trọng yếu của PVN (tổng doanh thu, nộp NSNN). Theo tính toán của PVN:

Nếu giá dầu trung bình cả năm 2020 đạt 30 USD/thùng thì doanh thu toàn Tập đoàn giảm 19% so với kế hoạch năm, đạt 520 ngàn tỷ đồng (so với kế hoạch là 640.9 ngàn tỷ đồng); nộp NSNN toàn Tập đoàn giảm 38.4% so kế hoạch năm đạt 50.6 ngàn tỷ đồng (so với kế hoạch là 82.1 ngàn tỷ đồng).

Trung bình nếu giá dầu giảm 1 USD thì doanh thu toàn Tập đoàn giảm 4.6 ngàn tỷ đồng, nộp NSNN giảm 1.0 ngàn tỷ đồng so với kế hoạch.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (22/04/2020)

>   Thảm họa giá dầu xuống dưới 0 đồng (22/04/2020)

>   Có hay không lợi ích nhóm trong xuất khẩu gạo? (22/04/2020)

>   Doanh nghiệp tìm cách 'vay tiền' khách hàng để sống qua dịch (22/04/2020)

>   Bộ Tài nguyên Môi trường muốn 'người gây ô nhiễm phải trả tiền' (21/04/2020)

>   Ngành du lịch Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào vì dịch COVID-19? (21/04/2020)

>   Đề xuất khai thác lại các đường bay nội địa giai đoạn sau ngày 22/4 (21/04/2020)

>   Ngành dầu khí Việt Nam làm gì để hạn chế rủi ro do giá dầu sụt giảm? (21/04/2020)

>   Bộ Công Thương nêu lý do 'không tiếp thu' Bộ Tài chính về xuất khẩu gạo (21/04/2020)

>   Thủ tướng: Giá thịt heo vẫn tăng, liệu có bị làm giá hay không? (21/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật