Thứ Tư, 15/04/2020 15:59

Bộ Giao thông vận tải không muốn nhận lại Tổng công ty Đường sắt

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kiến nghị không điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về lại Bộ này.

* Đường sắt 'bốc hơi' 90 tỷ đồng, chỉ còn 4 đôi tàu chạy tuyến Bắc - Nam

* Cần gần 6.700 tỉ đổng để xóa hàng ngàn lối đi tự mở qua đường sắt

* Đường sắt xin thôi bao cấp, muốn thu hút tư nhân đầu tư hạ tầng

Bộ Giao thông vận tải không muốn nhận lại Tổng công ty Đường sắt
Bộ GTVT và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều thống nhất không điều chuyển VNR về lại Bộ GTVT. Ảnh: Ngọc Thắng

Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng liên quan đến việc điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Theo đó, Bộ GTVT không tiếp nhận lại vai trò đại diện phần vốn nhà nước tại VNR từ Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV).

Đồng thời, đề nghị Thủ tướng chỉ đạo UBQLV cần sớm rà soát trình Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu VNR, trong đó cần có sắp xếp cơ cấu bộ máy phù hợp với quy định pháp luật về bảo trì, khai thác cũng như sớm nghiên cứu tách bạch kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải.

Trước đó, giữa tháng 2, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, UBQLV đánh giá toàn diện những ưu điểm và nhược điểm của việc đưa VNR về lại Bộ GTVT.

Yêu cầu này được đưa ra sau khi Thủ tướng nhận được một số ý kiến của chuyên gia và đại biểu Quốc hội đề nghị điều chuyển VNR từ UBQLV về trực thuộc Bộ GTVT quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành của VNR.

UBQLV cũng kiến nghị Thủ tướng không điều chuyển VNR về lại Bộ GTVT. Lý do, việc điều chuyển chỉ tận dụng được bộ máy cũ, mô hình cũ để thực hiện theo cơ chế cũ, mặc dù cơ chế này không còn phù hợp với tình hình thực tiễn.

Từ đầu năm tới nay, do vướng mắc về cơ chế chính sách sau khi điều chuyển về UBQLV, lãnh đạo VNR cho biết, vẫn chưa được giao vốn bảo trì thường xuyên kết cấu hạ tầng, dẫn tới thiếu tiền trả lương cho hơn 11.000 công nhân.

Trước đó, trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, chuyển động trong bộ máy của đường sắt chậm nên gặp vướng về cơ chế, nhiều lĩnh vực công ích khác cũng đã thực hiện đấu thầu từ lâu như đảm bảo hàng hải. Về lâu dài, dù ở lại UBQLV hay về lại Bộ GTVT, đường sắt vẫn phải theo cơ chế chung, đấu thầu chứ không giao vốn nữa.

Mai Hà

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Ngành hàng cá tra giữ 'đường bơi,' vượt qua giai đoạn khó khăn (15/04/2020)

>   Doanh nghiệp gặp khó, không thể chấp nhận ‘virus trì trệ’ (15/04/2020)

>   Mobifone, Viettel, VNPT bị xử phạt 270 triệu đồng vì vi phạm quản lý thuê bao di động (15/04/2020)

>   Không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài (15/04/2020)

>   Doanh nghiệp 'xù' hợp đồng gạo dự trữ để đăng ký xuất cả nghìn tấn (15/04/2020)

>   Thị trường hàng không sẽ ra sao sau ‘bão’ Covid-19? (15/04/2020)

>   Đập thủy điện Trung Quốc giữ nước sông Mê Kông suốt mùa mưa, gây hạn cho hạ nguồn (14/04/2020)

>   Hải quan nói gì khi doanh nghiệp xuất khẩu gạo ‘tố’ mở tờ khai lúc nửa đêm? (14/04/2020)

>   Doanh nghiệp ngành gỗ phải tìm cơ hội trước thách thức từ COVID-19 (14/04/2020)

>   Cửa nào cho doanh nghiệp nhỏ thời dịch? (14/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật