Thứ Năm, 02/04/2020 10:00

Bán 20 triệu cp HUT, PYN Elite cắt lỗ hàng trăm tỷ đồng

PYN kết thúc cuộc phiêu lưu hơn 5 năm cùng HUT với khoản lỗ ước tính hàng trăm tỷ đồng.

Quỹ đầu tư PYN Elite Fund đã bán 20 triệu cp HUT trong ngày 18/03/2020, theo đó, giảm tỷ lệ sở hữu tại đây từ mức 9.83% xuống còn 2.39%.

Đáng chú ý, PYN đã “xả hàng” ngay trên sàn. Nếu chiếu theo mức thị giá 1,800 đồng/cp kết phiên ngày 18/03 thì quỹ này đã thu về 36 tỷ đồng.

Trong thời gian gần đây, PYN đã tiến hành một đợt bán cổ phần lớn tại nhiều doanh nghiệp như CII, VNE, SVC. Đáng nói, trong thời gian liên tục bán ra, quỹ này cũng thường xuyên đưa ra những nhận định rất tích cực về thị trường chứng khoán Việt Nam và thậm chí là tuyên bố “tất tay”.

Dù vậy, trong thư gửi nhà đầu tư vào ngày 17/03 vừa qua, PYN cho biết đã thực hiện mua vào 56 triệu EUR cổ phiếu và bán ra chỉ 11 triệu EUR tính từ đầu năm 2020 đến thời điểm giữa tháng 3. Phải chăng quỹ đầu tư này đang lên kế hoạch thoái vốn tại một loạt các khoản đầu tư nhỏ để có thể tập trung “chơi lớn” trong cú đảo chiều sắp tới của thị trường chứng khoán Việt, nếu có?

Trở lại với câu chuyện tại HUT, đây không phải là lần đầu tiên PYN bán ra cổ phiếu này nhưng đây là lần mà quỹ ngoại từ Phần Lan có bước đi mãnh liệt nhất. Trong khoảng thời gian cuối 2018 đến giữa 2019, PYN từng có những đợt bán ra 1-2 triệu cp HUT.

PYN đã là cổ đông lớn tại HUT kể từ tháng 3/2015, sau khi nâng sở hữu tại đây từ 3% lên mức 5.3%. Thời điểm đó, mỗi cổ phiếu này có giá xấp xỉ 9,500 đồng (giá đã điều chỉnh). Quỹ đầu tư này đã liên tục nâng sở hữu tại HUT trong suốt những năm sau đó khi mà viễn cảnh kinh doanh của HUT vẫn còn tươi sáng với hàng loạt những dự án BOT, BT trải dài từ Quảng Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội cho đến Hải Phòng.

Một nhóm quỹ thuộc VinaCapital là bên mua nhiệt tình nhất trong đợt chào bán riêng lẻ 50 triệu cp của HUT vào năm 2017. Cụ thể, nhóm VinaCapital đã mua tổng cộng 30 triệu cp HUT.

Nhóm quỹ kể trên bao gồm Vietnam Opportunities Fund (VOF), VinaWealth, Hưng Thịnh VinaWealth.

PYN cũng tham gia vào vòng huy động vốn (chào bán riêng lẻ 50 triệu cp) của HUT trong năm 2017, khi mua vào 5 triệu cp. Nhưng cũng chính năm đó là giai đoạn khởi đầu cho quá trình đi xuống của một ông trùm hạ tầng giao thông.

Thời điểm đó, làn sóng phản đối các trạm thu phí (BOT) và cả chương trình đầu tư hợp tác công tư (PPP) bắt đầu lan rộng. Các dự án BOT 10 (La Uyên – Tân Đệ), BOT 21 (Mỹ Lộc, đường tránh Nam Định), BOT QL1 (Quảng Bình), BOT 39 (Thanh Nê, Thái Bình) đều từng lâm vào cảnh thất thủ. Dự án BT lớn của HUT tại Hà Nội bị đứng khiến ngàn tỷ đồng mắc kẹt trong cát sỏi.

Theo đó, kết quả kinh doanh của HUT ngày càng teo tóp trong khi nợ vay phải trả lãi thì ngày càng phình to. Còn trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HUT liên tục sụt giảm và đến nay chỉ còn có giá 1,400 đồng/cp (kết phiên 01/04).

Thừa Vân

FILI

Các tin tức khác

>   XDH: Phạm Tiến Điệp - Phó Giám đốc - đã mua 10,092 CP (01/04/2020)

>   Nhóm quỹ Ashmore sang tay 3.5 triệu cp MBB cho Dragon Capital (01/04/2020)

>   BMC: Báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn AMERICA LLC (01/04/2020)

>   Có nên 'cứu' giá cổ phiếu vào lúc này? (03/04/2020)

>   VAT: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ - Trần Như Canh (01/04/2020)

>   VC7: Hoàng Trọng Đức - Chủ tịch HĐQT - đăng ký mua 3,000,000 CP (01/04/2020)

>   VC7: Nguyễn Đức Hùng - Phó Tổng Giám đốc - đăng ký mua 3,068,170 CP (01/04/2020)

>   SKG: Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Hà Nguyệt Nhi (01/04/2020)

>   STV: Ninh Quốc Cường - Phó Giám đốc - đăng ký bán 4,222 CP (01/04/2020)

>   PTH: Nguyễn Tiến Cường - Ủy viên HĐQT, Phó Giám đốc - đã mua 6,000 CP (01/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật