Thứ Hai, 23/03/2020 14:48

Vốn hóa bốc hơi 5 ngàn tỷ đô, thị trường mới nổi có khởi đầu năm tệ nhất lịch sử

Các thị trường mới nổi đang có một khởi đầu năm tồi tệ nhất kể từ khi kênh tài sản này ra đời vào năm 1988.

Kể từ giữa tháng 1/2020 đến nay, đà sụt giảm thảm khốc đã xóa sạch gần 5 ngàn tỷ USD vốn hóa khỏi các thị trường chứng khoán mới nổi. Đáng chú ý, chỉ số chứng khoán của Colombia, Hy Lạp và những nơi khác sụt mạnh hơn 40%.

Các đợt cắt giảm lãi suất khẩn cấp từ Hàn Quốc cho đến Thổ Nhĩ Kỳ cũng không xoa dịu nhà đầu tư được bao nhiêu. Trong vòng 5 ngày, kết thúc ngày 13/03, nhà đầu tư đã rút kỷ lục 4 tỷ USD khỏi các quỹ ETFs thị trường mới nổi.

Các đồng tiền tại khu vực Mỹ Latinh tiếp tục mất giá so với đồng USD. Đồng tiền của Mexico và Colombia, hai quốc gia chủ yếu dựa vào doanh thu từ dầu mỏ, đã giảm hơn 20%.

Tại Brazil, cuộc khủng hoảng càng đặc biệt trầm trọng hơn. Trong vòng 8 ngày, đã có tới 6 lần thị trường chứng khoán nước này rớt giá dữ dội, khiến cơ chế ngừng giao dịch tự động phải vào cuộc.

Vào ngày 9/3, đồng real (đơn vị tiền tệ của Brazil) giảm 2% khi dầu lao dốc. Hai ngày sau đó, đồng tiền này tiếp tục giảm 3.7% và tới ngày 16/3 thì giảm thêm 3.2%. Đà rớt giá nhanh của đồng real sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu, từ đó gia tăng áp lực lạm phát và buộc các công ty cũng như người dân phải cân đối lại ngân sách.

“Giống như 6 tháng đã diễn ra trong một ngày vậy đó”, Marco Antonio Mecchi, người thành lập MZK Investimentos, một nhà đầu tư kỳ cựu có 25 năm kinh nghiệm trên thị trường, chia sẻ. Mecchi và hai nhà đầu tư Brazil khác đã kể về những chuỗi ngày mệt mỏi của họ: Hàng trăm tin nhắn chưa đọc, hàng giờ liền dán mắt vào bảng điện đỏ chói, và những đêm không ngủ để theo dõi thị trường ở châu Á.

Không chỉ có những nhà đầu tư chuyên nghiệp tại Sao Paulo bị ảnh hưởng. Lãi suất thấp, sự khác lạ trong một quốc gia bị tổn thương nhiều năm do siêu lạm phát, đã tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư nhỏ tham gia vào thị trường chứng khoán trong những năm gần đây. Trong năm ngoái, những nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm 18% giá trị giao dịch trong nước, tỷ lệ cao nhất tính từ năm 2013 đến nay. Một vài nhà đầu tư mới này đang trải nghiệm cơn khủng hoảng đầu tiên trong đời của họ trên thị trường chứng khoán. Trong vòng 2 tuần qua, doanh thu của Niwton Braz, một người kinh doanh vật liệu xây dựng, đã giảm một nửa bởi những bất ổn do đại dịch virus gây ra. Hơn một nửa số tiền đầu tư của anh nằm trong chứng khoán. Anh nói: “Nó mang lại cho bạn cảm giác hoảng loạn. Tôi đã hoạch định sử dụng khoản tiền đó, nhưng giờ đành phải chờ đợi”.

Các nhà hoạch định chính sách tại Brazil cũng rơi vào tình trạng khó khăn không kém. Một gói kích thích lớn sẽ tác động không tốt tới các nỗ lực làm giảm sự thâm hụt từng khiến quốc gia này mất xếp hạng đầu tư từ năm 2015. Điều đó đồng nghĩa với việc chỉ còn có thể sử dụng chính sách tiền tệ để giữ đà tăng trưởng. Nhưng Anders Faergemann, một nhà quản lý đầu tư ở PineBrige, nói rằng khi lãi suất cơ bản giảm thì đồng real sẽ mất giá trị, và thế là sức mua của Brazil lại tiếp tục giảm sút.

Tuệ Nhiên (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Quốc hội Mỹ không thông qua gói kích thích, Dow Jones Futures lao dốc 900 điểm, chứng khoán châu Á đỏ lửa (23/03/2020)

>   Sụt hơn 17%/tuần, Dow Jones chứng kiến tuần tồi tệ nhất kể từ năm 2008 (21/03/2020)

>   Trung Quốc bất ngờ giữ nguyên lãi suất cho vay, chứng khoán châu Á nhảy múa (20/03/2020)

>   Đà tăng mạnh của cổ phiếu công nghệ và năng lượng kích Dow Jones cộng hơn 100 điểm (20/03/2020)

>   Nhiều TTCK châu Á tạm ngắt giao dịch bất chấp biện pháp chưa từng thấy của các NHTW toàn cầu (19/03/2020)

>   Nhà đầu tư ngoại liên tục bán tháo trên thị trường chứng khoán Hàn (19/03/2020)

>   Sàn New York sẽ tạm thời đóng cửa vì nhân viên nhiễm Covid-19, hoàn toàn chuyển sang giao dịch điện tử (19/03/2020)

>   Dow Jones mất hơn 1,300 điểm, rớt mốc 20,000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 02/2017 (19/03/2020)

>   Bán tháo trên Phố Wall tăng tốc, Dow Jones bốc hơi 1,400 điểm (18/03/2020)

>   Thị trường tương lai báo hiệu một phiên giảm mạnh trên Phố Wall (18/03/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật