Thứ Tư, 25/03/2020 07:20

Thận trọng! Đà tăng của chứng khoán châu Á có thể chỉ là một đợt phục hồi trong thị trường con gấu

Mặc dù các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt phục hồi mạnh trong ngày thứ Ba nhưng các nhà quan sát thị trường vẫn thận trọng rằng: Tâm lý, thanh khoản và lợi nhuận có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu những thiệt hại về mặt kinh tế do dịch bệnh corona gây ra có thể là một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Ba, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (MSCI Asia Pacific Index) tăng 4.3% vào lúc 10h53 theo giờ khu vực tại Hồng Kông sau khi đóng cửa tại mức thấp trong 4 năm vào hôm thứ Hai. Các biện pháp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bao gồm việc mua trái phiếu với số lượng không giới hạn nhằm giữ chi phí vay mượn ở mức thấp khiến đồng USD rớt giá đã đem lại đà tăng cho các thị trường mới nổi khu vực.

Tuy nhiên, thậm chí với hàng tỷ USD được cam kết trong các gói kích thích, mối lo lắng lớn của các nhà đầu tư cổ phiếu lúc này là dịch bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp khi số ca nhiễm mới liên tục gia tăng và các quốc gia rơi vào tình trạng phong tỏa.

  CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN

  • Khai giảng: 15/4/2020
  • Đăng ký 3 - tính tiền 2
  • Đăng ký 5 - tính tiền 3

📞 0908 16 98 98

🖰  Đăng ký ngay

“Một điều ngày càng trở nên rõ ràng là đại dịch Covid-19 hiện tại sẽ tác động rất lớn đến GDP/triển vọng lợi nhuận và ngày càng nhiều quốc gia sẽ công bố tình trạng phong tỏa thành phố/bang/toàn quốc”, các nhà kinh tế của Nomura Holdings Inc., trong đó có Chetan Seth, cho biết trong một báo cáo. Tác động của các biện pháp như thế đối với đà tăng trưởng, theo quan điểm của chúng tôi, sẽ rất lớn”.

Dưới đây là 3 biểu đồ cho thấy tại sao nhà đầu tư có thể vẫn còn lo lắng về việc tham gia vào bất kỳ đợt phục hồi nào trên các thị trường châu Á trong thị trường con gấu này.

Các tín hiệu kỹ thuật tiêu cực

Đối với cổ phiếu châu Á, mọi việc có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi khởi sắc trở lại, nếu tham khảo các chỉ báo kỹ thuật. Bất chấp đà lao dốc tới 35% của chỉ số MSCI Asia Pacific Index so với mức đỉnh trong năm 2018 tính đến thời điểm đóng cửa phiên giao dịch gần nhất, con số này vẫn chưa “hề hấn” gì so với đà sụt giảm tối đa từng chứng kiến trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu – khi chỉ số này bốc hơi tới 59% từ mức đỉnh xác lập năm 2007 xuống mức đáy năm 2009.

Tệ hơn nữa, đường trung bình động 50 ngày hiện đã cắt xuống dưới đường 200 ngày, hình thành nên một mẫu hình có tên gọi là “giao điểm chết” hay “chữ thập tử thần” (death cross).

Nguồn: Bloomberg

Hoạt động rút vốn trên toàn cầu

Dòng vốn ngoại trong 12 tháng qua tại hầu hết các quốc gia châu Á đã chuyển sang mức âm nhưng gần như ngang bằng với những gì đã chứng kiến trong giai đoạn 2008-2009. Tỷ lệ bán tháo cũng không đáng kể so với giá trị thị trường mặc dù các thị trường khu vực đã chạm đỉnh trong nhiều năm.

“Sự từ bỏ” chỉ mới bắt đầu Dòng vốn ngoại bị rút trong 12 tháng qua gần bằng với mức trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - Nguồn: Bloomberg

Cắt giảm dự báo kết quả kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp thuộc chỉ số MSCI Asia Pacific, ước tính lợi nhuận năm tới đã giảm khoảng 13% so với các mức đỉnh, so với tỷ lệ sụt giảm 58% trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dù rằng tác động của đại dịch đối với nền kinh tế có thể kéo dài trong vài quý, nhưng các nhà phân tích vẫn còn dư địa để tiếp tục hạ dự báo lợi nhuận.

Nguồn: Bloomberg

Tuệ Nhiên (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Dow Jones bứt phá hơn 11%, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất kể từ năm 1933 (25/03/2020)

>   SoftBank muốn bán 14 tỷ USD cổ phần Alibaba (24/03/2020)

>   Các thuật ngữ chứng khoán cần nhớ khi thị trường thất bát (27/03/2020)

>   Chứng khoán châu Á tăng mạnh, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng nhảy vọt gần 7% (24/03/2020)

>   Dow Jones lại mất hơn 3%  (24/03/2020)

>   Vốn hóa bốc hơi 5 ngàn tỷ đô, thị trường mới nổi có khởi đầu năm tệ nhất lịch sử (23/03/2020)

>   Quốc hội Mỹ không thông qua gói kích thích, Dow Jones Futures lao dốc 900 điểm, chứng khoán châu Á đỏ lửa (23/03/2020)

>   Sụt hơn 17%/tuần, Dow Jones chứng kiến tuần tồi tệ nhất kể từ năm 2008 (21/03/2020)

>   Trung Quốc bất ngờ giữ nguyên lãi suất cho vay, chứng khoán châu Á nhảy múa (20/03/2020)

>   Đà tăng mạnh của cổ phiếu công nghệ và năng lượng kích Dow Jones cộng hơn 100 điểm (20/03/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật