Thứ Bảy, 07/03/2020 08:32

Mực, bạch tuộc từ Việt Nam tăng cường 'bơi' vào Mỹ

Trong khi nhiều sản phẩm thủy sản có nguy cơ sụt giảm trong xuất khẩu thì mực và bạch tuộc của Việt Nam vẫn tăng trưởng.

Mực, bạch tuộc từ Việt Nam tăng cường 'bơi' vào Mỹ
Xuất khẩu mực vào Mỹ gia tăng. Ảnh: Công Hân

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết Mỹ là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm 2,5% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường.

Năm 2019, xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 15 triệu USD, tăng 47% so với năm 2018. Bước sang tháng 1.2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng 22,4% khi đạt 1,54 triệu USD. Theo VASEP, thương chiến Mỹ - Trung vẫn chưa được giải quyết và Mỹ đã tăng thuế 30% đối với một số sản phẩm mực, bạch tuộc nhập từ Trung Quốc. Điều này tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm này sang Mỹ.

Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đưa sang Mỹ chủ yếu các sản phẩm như mực khô, mực nang đông lạnh, mực ống đông lạnh, mực ống cắt khoanh đông lạnh, mực ống đông IQF nguyên con, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc chế biến đông lạnh…

Nguồn: VASEP

Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho biết, năm 2019, Mỹ chi ra 244,3 triệu USD để nhập khẩu mực, bạch tuộc, giảm 26% so với năm 2018. Trong đó, Trung Quốc là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho Mỹ khi chiếm 26,3% tổng giá trị nhập khẩu vào nước này. Tây Ban Nha đứng thứ hai chiếm 26%, Nhật Bản đứng thứ ba chiếm 6,4%. Việt Nam là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 9 cho Mỹ, chiếm thị phần 3,5%.

Số liệu từ ITC cũng cho thấy trong năm 2019, lượng nhập khẩu mực và bạch tuộc vào Mỹ của các quốc gia gồm Việt Nam, Peru và Thái Lan đều gia tăng, trong đó lượng nhập từ Peru tăng mạnh nhất với 60%. Còn lượng hàng nhập khẩu từ các nguồn cung còn lại như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia…đều sụt giảm, trong đó Trung Quốc giảm mạnh nhất 44%.

Đáng chú ý, Trung Quốc đang phải chịu thuế 25 - 30% khi xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Mỹ nên các nhà nhập khẩu Mỹ có xu hướng tìm các nguồn cung thay thế. Đặc biệt theo VASEP dự báo, các sản phẩm này từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới do tác động của dịch Covid-19.

Riêng các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam phải cạnh tranh với các nguồn cung châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia…

An Yến

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Thủ tướng yêu cầu 3 bộ báo cáo trách nhiệm vì để giá thịt lợn tăng (06/03/2020)

>   Hơn 1.000 container chủ yếu trái cây đang tồn tại các cửa khẩu biên giới (05/03/2020)

>   Giá heo hơi ngày 5.3: ‘Nhảy múa’ chóng cả mặt (05/03/2020)

>   Giá heo hơi ngày 4.3: Miền Nam rục rịch tăng theo đà miền Bắc (04/03/2020)

>   Úc, Thụy Điển muốn mua măng tây, bún bò, cà pháo Việt Nam (03/03/2020)

>   Mỹ hoãn việc đánh giá an toàn thực phẩm cá tra Việt Nam (03/03/2020)

>   Hạn mặn 'lên đỉnh', 80.000 ha cây ăn trái nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (02/03/2020)

>   Giá heo bất ngờ tăng mạnh (02/03/2020)

>   Không liên kết thì mãi là 'nền kinh tế giải cứu' (02/03/2020)

>   Mở thêm thị trường cho nông sản (02/03/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật