Thứ Hai, 02/03/2020 15:04

Hạn mặn 'lên đỉnh', 80.000 ha cây ăn trái nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Từ ngày 7 đến 15-3, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ 'đạt đỉnh', xâm nhập mặn vào sâu 100-110km. Tình trạng thiếu nước ngọt, nhiễm mặn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây ăn trái và nước sinh hoạt của người dân.

Hạn mặn lên đỉnh, 80.000ha cây ăn trái nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng - Ảnh 1.
Người dân ở các huyện phía đông của tỉnh Tiền Giang lấy nước ngọt miễn phí tại các vòi nước công cộng về xài - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công văn gửi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về việc đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn lên cao trong tháng 3-2020.

Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu mùa khô năm 2019-2020 đến nay, đợt xâm nhập mặn đạt mức cao xảy ra từ ngày 8 đến 14-2 (đạt đỉnh ngày 12-2) với ranh mặn 4g/l ở các cửa sông Cửu Long từ 55-74km.

Theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc Bộ NN&PTNT, từ ngày 29-2 đến 6-3, xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm theo kỳ triều xuống, nước ngọt có khả năng xuất hiện ở các cửa sông Cửu Long cách biển từ 45-55km trở lên tại thời điểm triều thấp (chân triều).

Từ ngày 7 đến 15-3, xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường. Khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô, phạm vi ảnh hưởng của ranh mặn 4g/l, phạm vi ảnh hưởng ở khu vực sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) vào sâu khoảng 100-110km; sông Cổ Chiên, sông Hậu (Cửa Định An, Trần Đề) khoảng 70km; sông Cái Lớn 62-65km...

Cuối tháng 3-2020, xâm nhập mặn có thể vẫn ở mức cao nhưng thấp hơn so với đợt xâm nhập mặn giữa tháng.

Bộ NN&PTNT nhận định đợt xâm nhập mặn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng canh tác cây ăn trái và nước sinh hoạt của người dân.

Theo Bộ NN&PTNT, dự báo có 80.000ha cây ăn trái bị ảnh hưởng do hạn mặn trong mùa khô năm 2019-2020.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng đây là vấn đề lớn, cần phải đặc biệt quan tâm vì thiệt hại về cây ăn quả sẽ mất cả chục năm để khôi phục.

Để giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL tổ chức giám sát chặt chẽ độ mặn tại các cửa lấy nước, vận hành đóng các cửa cống và công trình thủy lợi khi độ mặn vượt mức cho phép, đảm bảo mặn không xâm nhập sâu vào nội đồng; tranh thủ tích trữ nước ngọt trong thời gian mặn xuống thấp để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong thời gian xâm nhập mặn lên cao; chưa tổ chức xuống giống lúa vụ hè thu ở những vùng có khả năng ảnh hưởng của xâm nhập mặn...

CHÍ TUỆ

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Giá heo bất ngờ tăng mạnh (02/03/2020)

>   Không liên kết thì mãi là 'nền kinh tế giải cứu' (02/03/2020)

>   Mở thêm thị trường cho nông sản (02/03/2020)

>   Gỡ 'thẻ vàng' cho thủy sản Việt Nam vẫn khó (28/02/2020)

>   'Loạn' giá hàng hóa tại các siêu thị (27/02/2020)

>   460 doanh nghiệp Mỹ được cấp phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam (25/02/2020)

>   Gà đông lạnh ngập thị trường, giá gà nuôi tăng không đủ bù lỗ (25/02/2020)

>   Gắn mác 'giải cứu' để bán hàng giá cao (25/02/2020)

>   Giá thịt heo tại chợ đã 'hạ nhiệt' 20.000 đồng/kg (24/02/2020)

>   Sự thật về tôm hùm 'giải cứu' (24/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật