Thứ Tư, 18/03/2020 05:51

Dầu giảm 2 phiên liên tiếp, ghi nhận mức đáy 4 năm mới

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (17/03) để ghi nhận mức thấp nhất mới trong 4 năm, khi nhà đầu tư tập trung vào những dự báo về sự ảnh hưởng to lớn đến nhu cầu từ sự lây lan toàn cầu dịch COVID-19, và sự gia tăng nguồn cung dầu khi Nga và Ả-rập Xê-út tham gia vào một cuộc chiến giá dầu toàn cầu, MarketWatch đưa tin.

Về mặt nguồn cung dầu, IHS Markit đang dự báo rằng tình trạng dư cung toàn cầu hàng tháng có thể dao động từ 4 triệu thùng/ngày tới 10 triệu thùng/ngày từ tháng 02 đến tháng 05/2020, Marshall Steeves, Chuyên gia phân tích thị trường năng lượng tại IHS Markit, cho biết.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4 trên sàn Nymex sụt 1.75 USD (tương đương 6.1%) xuống 26.95 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 02/2016, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn Luân Đôn mất 1.32 USD (tương đương 4.4%) còn 28.73 USD/thùng – mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 01/2016.

“Sự sụt giảm nhu cầu khổng lồ trong tương lai sẽ là một yếu tố quyết định thời gian và mức độ suy giảm”, ông Steeves chia sẻ. Thị trường chứng khoán Mỹ đã lao dốc trong ngày thứ Hai (16/03), chứng kiến phiên tồi tệ thứ 3 trong lịch sử, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết “có khả năng vào tháng 7 hoặc tháng 8 trước khi dịch bệnh suy yếu”.

Một lưu ý từ Societe Generale vào ngày thứ Ba đã cảnh báo rằng “sự phá hủy nhu cầu dầu” sẽ đạt đỉnh trong quý 2/2020, với 5 triệu thùng/ngày nhu cầu dầu “bị mất trong 3 tháng đó”.

Phần lớn sự suy giảm nhu cầu sẽ đến từ các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - ở khu vực đồng Euro, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, mặc dù “tiêu thụ dầu sẽ dần bình thường và đuổi kịp khi nhu cầu có thể mạnh hơn dự kiến trước đó”.

Trong khi đó, Nga và Ả-rập Xê-út không có dấu hiệu lùi bước trước cuộc chiến giá dầu được khởi xướng sau khi Moscow từ chối lời kêu gọi của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) về việc cắt giảm thêm sản lượng.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng xăng giao tháng 4 vọt 3.1% lên 71.14 xu/gallon. Trong khi đó, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 4 sụt 4.7% xuống 1.729 USD/MMBtu.

Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 4 mất 1% còn 1.0357 USD/gallon.

An Trần

FILI

Các tin tức khác

>   Vì sao xăng trong nước giảm ít hơn thế giới? (17/03/2020)

>   Dầu WTI rớt mốc 30 USD/thùng, thấp nhất trong 4 năm (17/03/2020)

>   Vàng thế giới rớt mốc 1,500 USD/oz, dầu bốc hơi 10% (17/03/2020)

>   Xăng giảm 2,290-2,315 đồng mỗi lít từ 15h chiều 15/03 (15/03/2020)

>   Giảm tối đa hơn 2.500 đồng/lít, giá xăng xuống sát 15 ngàn/lít (14/03/2020)

>   Lao dốc hơn 20%/tuần, dầu chứng kiến tuần sụt giảm mạnh nhất từ năm 2008 (14/03/2020)

>   Saudi Arabia sẵn sàng cấp dầu cho châu Âu với giá 25 USD mỗi thùng (13/03/2020)

>   Dầu Brent rớt hơn 7% khi ông Trump “cấm” châu Âu vào Mỹ (13/03/2020)

>   'Tiếp bước' Saudi Arabia, ba thành viên OPEC khác giảm giá dầu (12/03/2020)

>   Dầu đảo chiều sụt gần 4% khi nguồn cung tại Mỹ tăng 7 tuần liên tiếp (12/03/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật