Thứ Ba, 10/03/2020 06:14

Dầu “bốc hơi” gần 25%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất từ năm 1991

Các hợp đồng dầu thô tương lai lao dốc xuống đáy 4 năm vào ngày thứ Hai (09/03), đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 1991 khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga dường như hướng tới một cuộc chiến giá cả toàn diện – làm chao đảo thị trường vốn đang chịu ảnh hưởng nặng từ cú sốc nhu cầu do sự lây lan trên toàn cầu dịch COVID-19, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4 trên sàn Nymex “bốc hơi” 10.15 USD (tương đương 24.6%) còn 31.13 USD/thùng, sau khi tích tắc dao động dưới mốc 29 USD/thùng hồi đầu phiên.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn Luân Đôn lao dốc 10.91 USD (tương đương 24.1%) xuống 34.36 USD/thùng. Cả 2 hợp đồng dầu Brent và dầu WTI đều đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh tháng 01/1991.

Sự thúc đẩy của OPEC đối với các thành viên và các đồng minh do Nga dẫn đầu để tăng cường cắt giảm 1.5 triệu thùng/ngày đã bị Moscow từ chối trong các cuộc đàm phán thất bại hôm thứ Sáu (06/03) mà không có thỏa thuận. Điều đó có nghĩa là thỏa thuận cắt giảm hiện tại sẽ hết hạn vào cuối tháng 03/2020, sau đó các thành viên trong và ngoài OPEC có thể tự do sản xuất dầu.

Giá dầu lao dốc kết hợp với sự không chắc chắn về dịch COVID-19 đã tạo ra đợt bán tháo mạnh trên thị trường chứng khoán toàn cầu, với chỉ số Dow Jones “bốc hơi”1,800 điểm (tương đương 7.1%) còn gần 24,012 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 sụt 6.9%.

Ả-rập Xê-út hồi cuối tuần trước đã giảm giá xuất khẩu dầu thô, trong một động thái được xem là nhằm mục đích hạ thấp Nga khi các cường quốc dầu mỏ tham gia vào cuộc chiến giành thị phần.

“Hành động như vậy, Ả-rập Xê-út đã phát động một cuộc chiến giá mới đối với thị phần, trong đó Nga không nghi ngờ gì là mục tiêu chính”, Carsten Fritsch, Chuyên gia phân tích hàng hóa tại Commerzbank, nhận định.

Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào ngày thứ Hai đã hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu, hiện đang chứng kiến mức giảm 90,000 thùng/ngày trong năm nay, đảo ngược so với dự báo trước đó tăng 825,000 thùng/ngày.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng xăng giao tháng 4 sụt 18.2% xuống 1.1369 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 4 mất 16.1% còn 1.1629 USD/gallon.

Trong khi đó, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 4 vọt 4.1% lên 1.778 USD/MMBtu.

An Trần

FILI

Các tin tức khác

>   Hỗn loạn đầu tuần, giá dầu giảm hơn 25% (09/03/2020)

>   Lao dốc hơn 10%, dầu WTI có phiên giảm mạnh nhất trong 5 năm (07/03/2020)

>   Dầu Brent xuống thấp nhất kể từ năm 2017 (06/03/2020)

>   Dầu đảo chiều giảm khi OPEC+ dường như gặp khó khăn để đạt được thỏa thuận cắt giảm thêm sản lượng (05/03/2020)

>   Dầu WTI khởi sắc rồi rút khỏi đỉnh trong phiên sau quyết định từ Fed (04/03/2020)

>   Vọt 4.5%, dầu có phiên tăng mạnh nhất từ đầu năm 2020 (03/03/2020)

>   Lần thứ 2 liên tiếp giá gas tiếp tục giảm mạnh (01/03/2020)

>   Dầu WTI lao dốc hơn 16%/tuần, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất trong hơn 1 thập kỷ (29/02/2020)

>   Dầu giảm 5 phiên liền xuống thấp nhất trong hơn 13 tháng (28/02/2020)

>   Dầu WTI giảm 4 phiên liền xuống thấp nhất trong hơn 1 năm (27/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật