Thứ Tư, 04/03/2020 07:53

Dầu WTI khởi sắc rồi rút khỏi đỉnh trong phiên sau quyết định từ Fed

Các hợp đồng dầu WTI tương lai tăng nhẹ vào ngày thứ Ba (03/03), nhưng đóng cửa rút khỏi mức cao nhất trong phiên, trong khi các hợp đồng dầu Brent tương lai suy yếu, do động thái hạ lãi suất bất ngờ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khiến nhà đầu tư lo ngại nhiều hơn về sự suy thoái kinh tế toàn cầu vì dịch COVID-19, MarketWatch đưa tin.

Giá dầu đã tăng mạnh vào đầu phiên, chủ yếu nhờ vào kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh cắt giảm thêm sản lượng.

“Động thái của Fed là một tín hiệu cho thấy sự suy thoái kinh tế có thể tồi tệ hơn dự báo”, Phil Flynn, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Price Futures Group, nhận định.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4 trên sàn Nymex tiến 43 xu (tương đương 0.9%) lên 47.18 USD/thùng.

Trong khi đó, hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn Luân Đôn hạ 4 xu (tương đương 0.08%) xuống 51.86 USD/thùng. Hợp đồng này đã dao động ở mức cao 53.90 USD/thùng trong phiên.

Một tuyên bố trong ngày thứ Ba từ các Bộ trưởng Tài chính nhóm G-7 cho thấy các nước này sẵn sàng sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để đối phó với các tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế, nhưng tuyên bố này lại không đưa ra các bước cụ thể.

Trong khi đó, các Bộ trưởng OPEC đã tập trung tại Vienna trước thềm cuộc họp ngày 05-06/03 với các nhà sản xuất đồng minh để giúp xác định mức độ sản lượng cần thiết để cắt giảm để chống lại tác động đến nhu cầu của dịch bệnh, Reuters đưa tin.

Ủy ban Giám sát Bộ trưởng chung (JMMC), cơ quan theo dõi việc tuân thủ thỏa thuận, dự kiến họp vào ngày thứ Tư (04/03).

Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Hai (02/03) rằng nhà lãnh đạo thực tế của OPEC, Ả-rập Xê-út, đã đưa ra một thỏa hiệp cho Nga và các nước khác, vốn tỏ ra miễn cưỡng trong việc áp dụng biện pháp cắt giảm sâu hơn.

Riyadh đã đề xuất OPEC+, một nhóm gồm các thành viên OPEC cùng với các nhà sản xuất chủ chốt khác như Nga, cắt giảm sản lượng 600,000 thùng/ngày, còn Ả-rập Xê-út sẽ cắt giảm thêm 400,000 thùng/ngày.

Leonid Fedun, Phó Chủ tịch Tập đoàn Lukoil – nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của Nga, nói với Reuters rằng cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày là đủ để cân bằng thị trường và có thể nâng giá dầu trở lại mức 60 USD/thùng. Những nhận định này được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật (01/03) cho biết sẵn sàng hợp tác với các đối tác OPEC+ và tin rằng nhóm này có thể giữ giá dầu ổn định trong dài hạn.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng xăng giao tháng 4 lùi 0.5% xuống 1.5313 USD/gallon. Trong khi đó, hợp đồng dầu sưởi giao tháng 4 tiến 0.3% lên 1.533 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 4 vọt 2.5% lên 1.80 USD/MMBtu.

An Trần

FILI

Các tin tức khác

>   Vọt 4.5%, dầu có phiên tăng mạnh nhất từ đầu năm 2020 (03/03/2020)

>   Lần thứ 2 liên tiếp giá gas tiếp tục giảm mạnh (01/03/2020)

>   Dầu WTI lao dốc hơn 16%/tuần, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất trong hơn 1 thập kỷ (29/02/2020)

>   Dầu giảm 5 phiên liền xuống thấp nhất trong hơn 13 tháng (28/02/2020)

>   Dầu WTI giảm 4 phiên liền xuống thấp nhất trong hơn 1 năm (27/02/2020)

>   Sụt hơn 2%, dầu giảm 3 phiên liền xuống thấp nhất trong 2 tuần (26/02/2020)

>   Dầu sụt gần 4% khi sự lây lan COVID-19 làm tăng lo ngại về nhu cầu năng lượng (25/02/2020)

>   Dầu tăng 2% tuần qua bất chấp đà suy yếu trong phiên (22/02/2020)

>   Dầu tiếp tục tăng khi nguồn cung tại Mỹ tăng thấp hơn dự báo (21/02/2020)

>   Dầu vọt hơn 2% lên cao nhất trong gần 3 tuần (20/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật