Thứ Sáu, 28/02/2020 11:15

Tiền 'dồn ứ' vào ngân hàng

Tiền gửi tại các nhà băng đang tăng trưởng mạnh mẽ giúp thanh khoản hệ thống dồi dào hơn, thể hiện qua những diễn biến lãi suất đáng chú ý trên các thị trường. Phải chăng rủi ro gia tăng giữa dịch cúm Corona đã thúc đẩy dòng vốn chạy vào ngân hàng?

Tiền 'dồn ứ'

Lượng tiền gửi tại nhiều ngân hàng đã tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 tháng đầu năm nay, đặc biệt kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay. Tuy đây là diễn biến thường thấy như mọi năm, khi dòng tiền rút ra trước Tết để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sau kỳ nghỉ lễ thường có xu hướng chảy vào lại hệ thống ngân hàng, nhưng năm nay có thêm sự kiện bất ngờ là dịch cúm Corona, nên xu hướng trên càng thể hiện đậm nét.

Thứ nhất, nhu cầu tìm kênh trú ẩn an toàn đang tăng lên giữa dịch cúm Corona, khi các kênh đầu tư có tính rủi ro khác đã phản ứng tiêu cực với sự kiện “thiên nga đen” này. Chứng khoán giảm sâu, bất động sản chứng kiến hàng loạt dự án trì hoãn, nhiều trường hợp lừa đảo liên tiếp bị phanh phui, triển vọng tăng giá nhà đất kém hấp dẫn, riêng vàng được xem là kênh trú ẩn an toàn nhưng đã tăng quá nóng. Thực tế hiện nay khác với giai đoạn trước, khi giá vàng tăng nóng nhiều người lựa chọn bán ra thay vì mua vào, do đã trải nghiệm những bài học cay đắng trong quá khứ.

Trong bối cảnh tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, không ít nhà đầu tư “ngơ ngác”  trước mọi thứ đang diễn biến quá nhanh, nên lựa chọn tạm giữ nguồn vốn ở ngân hàng như một kênh đầu tư tránh rủi ro với suất sinh lời tạm chấp nhận được. Theo đó, tiền gửi tiết kiệm tại nhiều nhà băng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, khi dòng tiền từ các kênh đầu tư khác đang cùng lúc chạy về.

Thứ hai, dịch cúm Corona khiến không ít hoạt động sản xuất kinh doanh rơi vào cảnh ngưng trệ. Đối với doanh nghiệp, việc mở rộng đầu tư kinh doanh trong thời điểm này là một lựa chọn đầy mạo hiểm, nhất là khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị ảnh hưởng, nguồn nguyên nhiên liệu từ thị trường Trung Quốc trong tình trạng đứt quãng vì ảnh hưởng dịch bệnh. Vì vậy, không chỉ hạn chế vay vốn ngân hàng, nhiều doanh nghiệp ngược lại còn gửi tiền vào ngân hàng.

Theo báo cáo nhanh của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tình hình ảnh hưởng của Covid-19 tới lĩnh vực lao động, người có công và xã hội ngay khi bùng phát, tính đến ngày 12/02/2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19, trong tổng số trên 180,000 doanh nghiệp của 30 tỉnh, thành phố thì đã có 322 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, 553 doanh nghiệp giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa có thị trường là Trung Quốc, mọi thứ cũng chẳng khá khẩm gì hơn trước cảnh hàng hóa thường xuyên bị ùn tắc tại các cửa khẩu, khiến dòng tiền tại nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh nhàn rỗi, nên lựa chọn gửi ngân hàng để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở kênh tiểu ngạch, nhiều hộ kinh doanh, cá nhân, các cá nhân bán hàng online từ trước đến nay vẫn có thói quen lấy hàng xách tay giá rẻ từ Trung Quốc. Nay mọi hoạt động giao thương, xuất nhập cảnh giữa hai nước bị thắt chặt, cơ hội kinh doanh bị thu hẹp, nên đành gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi thay vì "chôn vốn" một cách vô dụng.

Thị trường điều tiết

Trước tình trạng nguồn vốn đầu vào tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi vốn đầu ra vẫn trì trệ, vừa do tính thời vụ đầu năm nhu cầu vay thấp vừa do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoạt động, các ngân hàng lại rơi vào cảnh thừa vốn và buộc phải có những chính sách thích ứng phù hợp. Một trong số đố là quyết định giảm lãi suất huy động vốn để tiết giảm chi phí đầu vào.

Một loạt nhà băng lớn như Techcombank (TCB), ACB, SHB, Sacombank (STB), Eximbank (EIB) đã có những động thái giảm lãi suất tiền gửi kể từ sau Tết đến nay. Như vậy, sau động thái tăng lãi suất vào thời điểm cuối năm để thu hút vốn và đảm bảo thanh khoản, nhiều ngân hàng đã đảo ngược chính sách kể từ sau Tết Nguyên đán khi bối cảnh kinh doanh có sự thay đổi lớn.

Không chỉ các NHTM hành động, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng chủ động điều tiết thanh khoản bằng cách liên tiếp hút ròng trên thị trường mở trong 4 tuần liên tiếp, với tổng giá trị hút ròng đã lên đến hơn 106 nghìn tỷ đồng. Riêng 3 tuần sau Tết Nguyên đán hút ròng đến 84 nghìn tỷ đồng, thông qua việc phát hành tín phiếu kỳ hạn đến 91 ngày. Như vậy, lượng vốn hút ra sẽ bị “nhốt” đến 3 tháng trước khi đáo hạn và quay trở lại thị trường. Nếu nhìn vào con số bơm hút ròng bằng 0 trong suốt 3 tuần đầu tháng 1, mới thấy được hành động quyết liệt và mạnh mẽ của nhà điều hành trong thời gian gần đây.

Tình trạng thanh khoản hệ thống dư thừa còn thể hiện qua diễn biến lãi suất trên các thị trường khác liên tiếp đi xuống. Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng duy trì xu hướng giảm nhanh kể từ sau Tết cho đến giữa tháng 2, trước khi tăng lên lại trong những ngày gần đây trước ảnh hưởng của việc NHNN liên tục hút ròng tiền. Đơn cử như lãi suất cho vay qua đêm giữa các nhà băng giảm từ mức trên 3.1% trước tết xuống chỉ còn 1.9% vào giữa tháng này, rồi bật lên lại quanh 2.5% trong những ngày gần đây.

Trên thị trường mở, cùng với động thái hút ròng, lãi suất tín phiếu do NHNN phát hành cũng giảm dần từ mức 2.8% vào ngày 20/01/2020 xuống còn 2.65% như hiện nay. Điều đó cho thấy thanh khoản của hệ thống đang rất dư thừa, nên các nhà băng sẵn sàng mua tín phiếu với lãi suất thấp hơn.

Trên thị trường trái phiếu, lợi suất đã rớt xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua, theo xu hướng chung của toàn cầu, khi trái phiếu Chính phủ cũng được xem là kênh đầu tư an toàn giữa bối cảnh rủi ro tăng cao. Hiện tại, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tính đến ngày 26/02/2020 chỉ còn 2.66%, 15 năm 3.02% và 20 năm là 3.29%. Nếu so với mức trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng của các nhà băng hiện nay ở mức 5%, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu Chính phủ  đang ở mức thấp đáng kể.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở kênh tiểu ngạch, nhiều hộ kinh doanh, cá nhân, các chị em bán hàng online từ trước đến nay vẫn có thói quen lấy hàng xách tay giá rẻ từ Trung Quốc. Nay mọi hoạt động giao thương, xuất nhập cảnh giữa hai nước bị thắt chặt, cơ hội kinh doanh bị thu hẹp, nên đành gửi  vào ngân hàng lấy lãi thay vì để vốn nằm chết dí một cách vô dụng.

Nhung Võ

FILI

Các tin tức khác

>   Dự báo GDP tăng trưởng chậm lại, Techcombank dự định gì cho năm 2020? (27/02/2020)

>   TPBank muốn mua lại 10 triệu cổ phiếu quỹ (27/02/2020)

>   NHNN ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 (27/02/2020)

>   HDBank chốt phương án chào bán 3.3 triệu cp quỹ cho nhân viên với giá 10,000 đồng/cp (27/02/2020)

>   Sacombank ưu đãi lãi suất vay đến 2%/năm phục vụ sản xuất kinh doanh (27/02/2020)

>   Nhà băng nào có cơ cấu thu nhập thay đổi nhiều nhất trong 3 năm qua? (27/02/2020)

>   SHB tăng trần trong phiên 26/02, 251 triệu cp sắp lên sàn vào tháng 3 (26/02/2020)

>   Người dùng được hỗ trợ gì từ ngân hàng giữa mùa dịch Covid-19? (26/02/2020)

>   Làm giả hàng chục hồ sơ vay của khách hàng để chiếm đoạt tiền tỉ (26/02/2020)

>   17 ngân hàng thương mại đầu tiên miễn, giảm phí dịch vụ chuyển tiền cho các giao dịch giá trị nhỏ (25/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật