Thứ Bảy, 01/02/2020 09:03

Phó thủ tướng: Không niêm yết, tăng giá bán khẩu trang sẽ bị phạt nghiêm

Nhiều mặt hàng tăng giá đột biến, đặc biệt là khẩu trang y tế, thiết bị phòng hộ, dung dịch rửa tay… Do vậy, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá, yêu cầu kiểm soát chặt và xử phạt nếu phát hiện vi phạm.

* Tranh nhau mua khẩu trang

* Chợ mạng 'hét' giá 5,5 triệu đồng một hộp khẩu trang Nhật

* Tăng giá khẩu trang giữa dịch viêm phổi Vũ Hán, nhà thuốc bị phạt 10 tỉ đồng

Phó thủ tướng: Không niêm yết, tăng giá bán khẩu trang sẽ bị phạt nghiêm - Ảnh 1.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu kiểm soát chặt thị trường khẩu trang, chống đầu cơ, tăng giá bán - Ảnh: THÀNH CHUNG

Thông tin đưa ra tại cuộc họp đột xuất của Ban chỉ đạo nhằm đánh giá các tình hình tác động tới công tác điều hành giá ngay trong tháng đầu năm 2020 diễn ra chiều 31-1.

Trưởng Ban chỉ đạo cho biết tình hình giá cả ngay từ đầu năm đã có nhiều diễn biến mới, phức tạp. Cụ thể, dịch cúm chủng mới nCoV xuất hiện tác động tới tình hình kinh tế giá cả thế giới.

Trung Quốc đề nghị nhập khẩu trang từ Việt Nam

Đáng chú ý, cần xem xét vấn đề giá khẩu trang, nước rửa tay trong phòng dịch nCoV tăng để bảo đảm nguồn cung trong nước, khách du lịch và việc Việt Nam quyết định hỗ trợ khẩu trang cho Trung Quốc phòng dịch.

Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính (Bộ Y tế) Lê Thành Công cho biết nhu cầu đang tăng đột biến. Cả nước có 46 đơn vị sản xuất khẩu trang nhưng nguyên liệu phụ thuộc phía Trung Quốc và bị động kế hoạch sản xuất do sát Tết Nguyên đán. Vừa qua, có đơn vị ở Trung Quốc đề nghị nhập khẩu khẩu trang từ Việt Nam.

Vị này cũng cho biết các đơn vị sản xuất trong nước đang tìm nguyên liệu mới từ châu Âu, các quốc gia khác để nhập khẩu, sản xuất. Về dung dịch sát khuẩn, chủ yếu dùng trong đơn vị y tế qua đấu thầu mua sắm, giờ mỗi gia đình mua thì việc đáp ứng là khó khăn.

Đồng thời đại diện Bộ Y tế khẳng định: "Không có chuyện bệnh viện bán khẩu trang, dung dịch sát khuẩn ra ngoài vì bản thân các bệnh viện rất lo các nguồn cung ứng nội bộ để phòng chống dịch".

Trong khi đó, cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn cho biết khẩu trang không nằm trong diện bình ổn, quản lý giá nhưng theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 thì mặt hàng này phải niêm yết giá.

Phạt 10-15 triệu đồng nếu không niêm yết giá khẩu trang

"Không niêm yết cũng bị xử phạt và niêm yết mà tăng giá bán thì sẽ phạt nặng hơn, 10-15 triệu đồng và bồi hoàn tiền cho người tiêu dùng. Nghị định 109 quy định thanh tra tài chính, quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử phạt", ông Tuấn nói.

Do đó, Phó thủ tướng giao quản lý thị trường, thanh tra tài chính tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi không niêm yết giá khẩu trang hoặc niêm yết nhưng tăng giá bán.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh tình hình mới đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện theo các chỉ đạo tại Kết luận số 03 ngày 4-1-2020 để kiểm soát lạm phát theo kịch bản từ đầu năm và cả năm 2020.

Cũng trong ngày hôm nay 31-1, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì cuộc họp khẩn với các đơn vị liên quan thuộc bộ về đánh giá tác động từ dịch bệnh nCoV tới nền kinh tế nói chung cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương nói riêng.

Theo đó, Bộ Công thương đã lập tổ công tác xây dựng báo cáo, đánh giá tác động và đề xuất từng giải pháp đối phó với dịch viêm phổi cấp nCoV…, đề nghị các đơn vị tiếp tục nghiên cứu sâu, đánh giá toàn diện tác động của dịch nCoV đối với cả thị trường trong và ngoài nước.

Phải có biện pháp giảm giá thịt heo hơi về mức 60.000 - 65.000 đồng/kg

Đối với nhóm hàng thực phẩm, nhất là đối với thịt heo, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp tổ chức quyết liệt các giải pháp để bình ổn giá, giảm giá mặt hàng thịt heo, báo cáo cụ thể Chính phủ.

Theo đó quyết tâm làm tốt các biện pháp điều hành cung - cầu, bảo đảm lợi ích các bên, giúp giá thịt heo hơi giảm 10% trong tháng 2 và tiếp tục giảm tháng 3 về mức 60.000 - 65.000 đồng/kg và các tháng tiếp theo giá bình ổn hoặc tiếp tục giảm về mức 45.000 - 50.000 đồng/kg, tức mức bình thường trước khi có dịch. Tăng cường công tác chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khâu phân phối, bán lẻ.

"Các bộ, ngành mà chủ trì là Bộ Công thương phải trả lời cho Chính phủ tại sao giá thành thấp mà giá bán lại vẫn cao như hiện nay? Không thiếu thịt lợn mà giá không xuống? Tổng cục Thuế sớm có yêu cầu kiểm tra hạch toán chi phí, giá thành, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, tổn thất từ dịch của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, bảo đảm công khai minh bạch, tuân thủ pháp luật, chống độc quyền, gian lận thương mại và lợi ích nhóm nếu có trong lĩnh vực này", Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu.

N.AN

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Mỗi năm chia nhau gần 6.000 tỷ, làng tỷ phú hiếm có Việt Nam (29/01/2020)

>   Rộ mô hình làm giao nhận kiểu nhượng quyền (29/01/2020)

>   'Đã 28 Tết mà người mua hoa vẫn chưa nhiều, không biết có kịp về quê không?' (22/01/2020)

>   Bán 3 vạn chiếc bánh chưng Tết, quá tải 'đóng cửa' chối khách (22/01/2020)

>   Sợ 'ngậm hàng', nhiều nhà vườn bắt đầu giảm giá hoa (20/01/2020)

>   Hoa hậu Mai Phương Thúy: 'Đầu tư chứng khoán chắc chắn không nghèo' (17/01/2020)

>   Tiểu thương Saigon Square, Lucky Plaza đồng loạt đóng cửa quầy (11/01/2020)

>   Hơn chục triệu đồng bộ tiền lì xì 180 quốc gia (11/01/2020)

>   Sẽ cắt giảm mạnh các thủ tục khởi sự kinh doanh (06/01/2020)

>   Bán 1 con lợn thu nửa cây vàng, nông dân kể chuyện chưa từng có (26/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật