Thứ Hai, 24/02/2020 15:39

Nhịp đập Thị trường 24/02: Khối ngoại đẩy mạnh lực mua trên HOSE

VN-Index kết phiên giảm 3.19%, đạt mức 903.34 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 3.91 điểm và rơi về mức 104.18 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 138 mã tăng và 507 mã giảm. Thanh khoản thị trường bứt phá với sàn HOSE khớp hơn 240 triệu cổ phiếu, sàn HNX khớp gần 65 triệu đơn vị.

Diễn biến phiên chiều có phần dễ thở hơn so với phiên sáng khi các đợt giảm mạnh đã không còn và các nhịp hồi xuất hiện nhiều hơn, song nhìn chung các chỉ số thị trường vẫn rớt sâu khỏi tham chiếu. Đây mới chỉ là phiên giảm mạnh trở lại đầu tiên và với tình hình hiện tại, dự kiến thị trường phiên tới sẽ còn tiếp tục đỏ lửa, song điểm cần chú ý là cách VN-Index phản ứng thế nào với vùng hỗ trợ 885-900 điểm, HNX-Index tại vùng quanh mốc 104 điểm.

Thảm kịch diễn ra tại rổ VN30 khi sau phiên ATC, số mã nằm sàn đạt tới con số 6, với sự tham gia của POW, SSI, TCBVPB. Theo sau các mã này là BID, CTG, MBB với sắc đỏ hơn 5%. NVL, SBT, EIB, VJC là nhóm mã ko bị tác động mấy bởi cơn bán tháo gây nên bởi dịch bệnh Covid-19 khi chỉ lùi nhẹ dưới tham chiếu. Một điểm sáng trong cơn bi kịch hôm nay nằm ở động thái của khối ngoại tại rổ khi khối này mua ròng mạnh rất nhiều mã, điển hình như VNM, VIC, VCB, SBT, VJC,…

SHB là mã duy nhất hiện sắc xanh gần 3% tại nhóm ngân hàng, đồng thời mã cũng đạt thanh khoản đột biến với hơn 20 triệu đơn vị được khớp, đánh dấu là phiên có khối lượng lớn nhất trong 3 tuần gần nhất. Trong khi đó, chỉ có hai mã EIB, BAB, NVB mất dưới 1%, còn lại hầu hết đều rớt hơn 4% như VIB, TPBLPB,… Điểm nhấn là khối ngoại lại tranh thủ hàng “sale off” khi mua ròng hầu hết các mã, cụ thể như CTG, STB, HDB, VCB, BID.

Nhóm chứng khoán rơi theo thị trường với SHS, SSI, HCM, TVB, SBS nằm sàn, trong khi ông lớn còn lại là VND cũng mất gần 4% giá trị. APS tăng kịch trần trong tình trạng dư mua 1 cách lạ lùng, và đây cũng là phiên thứ 5 liên tiếp mã này hiện sắc tím.

Chỉ có nhóm dược và dụng cụ y tế là có phần tích cực với JVC, DNM tím, DVN tiến gần 7%, còn các nhóm ngành còn lại đều đỏ lửa, ví dụ như nhóm dệt may, thủy sản, bất động sản công nghiệp.

Khối ngoại mua ròng trở lại trên HOSE, cả phiên hôm nay mua hơn 4 tỷ đồng và bán ròng gần 39 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng trên HOSE tập trung ở các cổ phiếu VIC, VNM, VCB, VHM trên sàn HOSE. PVI, DGC, SHB là các mã bị bán ròng mạnh tại sàn HNX với giá trị tập trung chủ yếu ở SHB.

14h00: Dừng rơi và tạm thời nghỉ ngơi

Áp lực bán tháo tiếp tục suy yếu giúp 2 chỉ số VN-IndexHNX-Index dừng đà lao dốc và xuất hiện nhịp hồi nhẹ.

Độ rộng thị trường tính tới 14h đang nghiêng về bên bán với 112 mã tăng và 479 mã giảm điểm.

Các cổ phiếu trong rổ VN30 đồng loạt xuất hiện sắc đỏ, đặc biệt CTDROS khoác sắc xanh dương. Bộ ba ngân hàng VCB, BID, TCB cùng với VIC đang là một trong những tác nhân chính khiến thị trường lao dốc mạnh. Ở phía bên kia chiến tuyến, lực cầu bắt đáy mạnh đã đẩy PHR từ sắc đỏ trong phiên sáng biến thành sắc xanh trong phiên chiều, PHRSHP khoác sắc xanh lá nhưng không thể kìm hãm đà giảm sâu của thị trường.

Các cổ phiếu họ FLC đang hòa chung với diễn biến của thị trường. Cụ thể, HAI, AMD, ROSKLF đều đang nằm sàn, FLCGAB cũng không khá khẩm hơn mấy khi đang giảm cận sàn.

Với tình hình diễn biến phức tạp và đầy quan ngại của dịch Covid-19, nhóm vận tải biển đang thể hiện một bộ mặt khá ảm đạm. Có thể kể tên, SGP lao dốc hơn 7%, theo sau đó là mức giảm khá sâu 5.5% của GMD, HAHPVT cùng nhau sụt giảm quanh mốc 4%. Ở phía ngược lại, CDN là cổ phiếu nổi bật ở nhóm này khi bật tăng 1%. Theo góc nhìn kỹ thuật, PVT xuất hiện mẫu hình nến Falling Window trong phiên ngày 24/02/2020 và đang test lại vùng 12,300-12,600 (đáy cũ tháng 08, 10/2017, 07/2018 và 02/2020), nhiều khả năng sẽ có những nhịp rung lắc xuất hiện tại đây.

Áp lực bán tháo ở các cổ phiếu nhóm ngân hàng đã khiến nhóm này chìm trong sắc đỏ. TCB lao dốc gần 6%, VPB cũng hòa mình vào diễn biến hiện tại khi giảm 4.5%, theo sau đó mức giảm hơn 3% của BID, ACBVIB. Ở phía sắc xanh, SHB hiện là ngôi sao sáng của nhóm này khi nhảy vọt gần 1.5%. Theo góc nhìn kỹ thuật, VPB xuất hiện tổ hợp nến Falling Window trong phiên ngày 24/02/2020 hàm ý tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Tuy nhiên, VPB xuất hiện bóng nến dưới dài ngay tại vùng hỗ trợ 27,100-27,700 (đỉnh cũ tháng 08/2018) cho thấy lực cầu bắt đáy tại đây khá mạnh.

Hiện FLC đang là cổ phiếu có khối lượng cổ phiếu khớp lệnh cao nhất sàn HOSE và đang bị nhà đầu tư nước ngoài bán tháo khá nhiều. FRT hiện là một trong những cổ phiếu miễn nhiễm với dịch Covid-19 khi tăng cận trần. TCH sau 1 thời gian tạo bất ngờ với nhà đầu tư thì đã nằm sàn trong phiên hôm nay khi tạo Down Gap và Black Marubozu trong phiên ngày 24/02/2020.

Phiên sáng: VN-Index có lúc mất gần 30 điểm

VN-Index kết phiên sáng giảm 2.65%, đạt mức 908.36 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 3.31 điểm và rơi về mức 104.78 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 99 mã tăng và 438 mã giảm. Thanh khoản thị trường bứt phá khi chỉ trong phiên sáng, sàn HOSE đã khớp gần 190 triệu cổ phiếu, sàn HNX khớp hơn 45 triệu đơn vị.

Một cơn bán tháo tiếp tục được đẩy mạnh khiến các chỉ số thị trường tiếp tục sụt giảm và rơi về những vùng sâu hơn. Dự kiến diễn biến cả phiên hôm nay chỉ để tìm hiểu thị trường sẽ rớt bao nhiều điểm và phản ứng thế nào với các hỗ trợ kỹ thuật, khi tâm lý nhà đầu tư chỉ hướng đến động thái “xả hàng”. Theo góc nhìn kỹ thuật, VN-Index có một hỗ trợ tại vùng 885-900 điểm, HNX-Index thì tại quanh mốc 104 điểm và nếu các chỉ số rớt khỏi các ngưỡng này, nhiều khả năng các đợt giảm sẽ còn tiếp diễn.

Số mã mất dưới 1% tại rổ VN30 chỉ còn lại NVLVJC, trong khi số mã rớt hơn 4% đạt tới 12, trong đó CTD nằm sàn, VPBTCB cận sàn. Điểm nhấn nằm ở thanh khoản của rổ khi chỉ trong phiên sáng, khối lượng khớp lệnh của VN30-Index đã gần bằng cả phiên trước đó với gần 60 triệu đơn vị được khớp.

Ông lớn nhóm xây dựng HBC cũng nối bước CTD nằm sàn với thanh khoản lớn và nếu nhìn xa hơn về góc độ ngành, cả nhóm xây dựng đỏ lửa với DPG cũng sàn, PCI, CII, L14 mất hơn 4%.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng không thoát được số phận với SZL, D2D, TIP hiện sắc xanh dương; LHG, KBC, BCM, SZC mất hơn 2%.

Chỉ có HVNACV là rớt sâu khỏi tham chiếu (hơn 5%) tại nhóm hàng không, trong khi ông lớn VJC chỉ lùi nhẹ và được khối ngoại mua ròng mạnh.

Khối ngoại bán ròng gần 52 tỷ đồng trên sàn HOSE và gần 30 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu SJS, FLC, HBC trên sàn HOSE (chủ yếu tập trung ở SJS). DGC, SHB là các mã bị bán ròng mạnh tại sàn HNX với giá trị tập trung chủ yếu ở SHB.

10h30: Cơn bán tháo tạm dừng, nhóm dược bứt phá

Các chỉ số thị trường dần đi ngang trở lại khi các đợt bán tháo tạm thời lắng xuống, song hậu quả để lại vẫn rất nặng nề khi cả VN-IndexHNX-Index đều đã rớt sâu khỏi tham chiếu.

Theo các chuyên gia, thế giới đang tiến gần đến đỉnh điểm lây lan dịch Covid-19 toàn cầu và căn bệnh này đang vượt ra ngoài những nỗ lực ngăn chặn hiện nay, cụ thể như dịch bệnh đã bùng phát tại Hàn Quốc với số ca nhiễm bệnh vượt 700 ca, Italy với hơn 100 ca nhiễm. Điều này một lần nữa có tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư, và kết quả là các đợt báo tháo mạnh trên thị trường chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, qua đó khiến sắc đỏ bao trùm thị trường. Tại châu Á, chỉ số chung của Úc, New Zealand mất hơn 1%, KOSPI của Hàn Quốc lùi hơn 3%, còn ở châu Âu, chỉ số ở Nga, London, Paris, Frankfurt rớt gần 1% giá trị.

Diễn biến các chỉ số chứng khoán toàn cầu phiên 24/02. Nguồn: IndexQ

Hiện tại, đợt bán tháo đã tạm ngưng lại tại Việt Nam khi các chỉ số thị trường dần đi ngang trở lại với VN-Index dừng tại mức giảm gần 20 điểm, HNX-Index gần 2 điểm. Rổ VN30 đỏ lửa với cả 30 mã đều giảm, trong đó chỉ 3 mã lùi dưới 1% là EIB, VJC,và NVL. Dẫn đầu nhóm hiện tại là ROS, CTD với mức giảm hơn 5%, theo sau là CTD, MWG, CTG, TCB, VPB ở mức gần 4%.

Trong bối cảnh hiện tại thì hầu như nhóm ngành nào cũng trong tình trạng khan hiếm sắc xanh như nhóm xây dựng, ngân hàng, dệt may, thủy sản,…. Song diễn biến nhóm dược lại là 1 câu chuyện khác. Cụ thể là nhóm có hai mã hiện sắc tím là DNMJVC, DVN tiến gần 9%, IMPDHG tăng gần 3%.

Mở cửa: Dịch bệnh leo thang, thị trường lại rơi mạnh

Diễn biến ngày càng leo thang của dịch bệnh Covid-19 đang tạo nên áp lực bán tháo trên cả hai sàn HOSE và HNX, qua đó khiến cả hai chỉ số thị trường rơi tự do.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên bán với 74 mã tăng và 303 mã giảm điểm. Số cổ phiểu trong rổ VN30 đồng loạt xuất hiện sắc đỏ.

Bộ đôi nhà Vingroup là VIC, VHMVCB đang là những mã có tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Ở chiều ngược lại, DHG, CSMCTI hiện là những mã xuất hiện sắc xanh nhưng khó lòng kìm hãm đà giảm sâu của chỉ số.

Sau phiên ATO, sắc đỏ đang dần lan tỏa trong trong nhóm ngân hàng. Cụ thể, ACB, VPB lao dốc 3.5%, theo sau đó là mức sụt giảm mạnh gần 3% của VCB, MBBVIB. Ở phía sắc xanh, SHB đang là ngôi sao sáng của nhóm khi bật tăng gần 1.5%.

Hòa chung với diễn biến của ngành ngân hàng, diễn biến của nhóm bất động sản dân dụng cũng khá tiêu cực. VRE, HDCDIG đồng loạt xuất hiện sắc đỏ và lao dốc hơn 4%, VIC giảm mạnh ở mức 3.5%.

Nhóm công nghệ thông tin đang thể hiện một bộ mặt bi quan. CMG giảm cận sàn, CTRVGI giảm quanh mốc 5%, FPT cũng không khá khẩm gì hơn khi cũng lao dốc gần 3%.

Chăm sóc sức khỏe là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 1.74%. Ngược lại, bảo hiểm hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 3.56%.

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 24-28/02/2020: Tiếp tục dao động tại kênh đi ngang (23/02/2020)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 24-28/02/2020: Quan sát VN30-Index tại vùng 860-865 điểm (22/02/2020)

>   Chứng khoán Tuần 17-21/02/2020: Tiếp tục thận trọng (21/02/2020)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 24-28/02/2020: Tốt xấu đan xen (23/02/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 21/02: Nhóm ngân hàng 'sa sút', thị trường đỏ lửa (21/02/2020)

>   Chứng khoán phái sinh 21/02/2020: Tiếp tục giữ Long (20/02/2020)

>   Vietstock Daily 21/02: Bứt phá mạnh mẽ (20/02/2020)

>   Thị trường chứng quyền 21/02/2020: Khởi sắc cùng thị trường cơ sở (20/02/2020)

>   Nhịp đập Thị trường 20/02: Họ Vingroup góp hơn 6 điểm vào đà tăng của VN-Index (20/02/2020)

>   Vietstock Daily 20/02: Chưa thể bứt phá (19/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật