Thứ Hai, 10/02/2020 13:52

Lạm phát tháng 1 của Trung Quốc tăng nhanh nhất trong hơn 8 năm

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), CPI tăng không chỉ do các yếu tố liên quan tới dịp Lễ hội mùa Xuân mà còn bởi dịch bệnh do virus corona gây ra.

* Ngoại trưởng Mỹ: 'Cẩn trọng khi làm ăn với Trung Quốc'

* Trung Quốc khó muôn trùng, Donald Trump cùng Mỹ trên đỉnh lịch sử

* Trung Quốc chi hơn 10 tỉ USD chống dịch corona

Số liệu chính thức công bố ngày 10/2 cho thấy giá tiêu dùng tại Trung Quốc đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn tám năm do nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán cao và ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra.

Người dân mua hàng tại chợ ở Vũ Hán, Trung Quốc. (Nguồn: Filipinotimes)

Trung Quốc đã phải đối phó với tình hình kinh tế trong nước tăng chậm lại trước khi dịch bệnh nCoV bùng phát, dẫn đến chuỗi cung ứng, hoạt động kinh doanh và du lịch bị gián đoạn.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thước đo chính của lạm phát bán lẻ, đứng ở mức 5,4% trong tháng 1/2020, tăng so với mức 4,5% trong tháng 12/2019, chủ yếu do giá thịt lợn và rau tươi tăng mạnh. Giá thực phẩm đã tăng tới 20,6%.

Chỉ số CPI tháng 1 cũng cao hơn so với mức 4,9% mà các chuyên gia phân tích tham gia khảo sát của hãng tin Bloomberg đưa ra và là mức cao nhất kể từ tháng 10/2011 khi CPI ghi nhận mức 5,5%.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), CPI tăng không chỉ do các yếu tố liên quan tới dịp Lễ hội mùa Xuân mà còn bởi dịch bệnh do virus corona gây ra.

Nhiều nhà phân tích dự báo nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn chủng mới của virus corona lây lan trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bắt đầu vào cuối tháng 1/2020 sẽ làm giá cả cao hơn bình thường.

Trong năm 2019, giá thịt lợn tăng mạnh do dịch tả lợn châu Phi (ASF), khiến nhiều đàn lợn ở nước này bị tiêu hủy, cũng đã đẩy CPI lên cao. Riêng tháng 1/2020, giá thịt lợn đã tăng 116% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng so với mức 97% trong tháng 12/2019.

Bên cạnh đó, chỉ số giá sản xuất (PPI), thước đo đánh giá quan trọng của ngành công nghiệp, đã tăng 0,1% trong tháng 1/2020, sau khi giảm 0,5% trong tháng 12/2019.

Các nhà phân tích dự báo chỉ số này sẽ tăng lên trong tháng 2/2020 giữa bối cảnh bùng phát dịch bệnh do virus corona dường như có ít tác động đến lạm phát giá sản xuất trong tháng 1.

Tuy vậy, Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cấp cao của Trung Quốc tại Capital Economics, nói rằng có thể vẫn còn quá sớm để thấy tác động của nhu cầu đối tới giá do các nhà máy đã đóng cửa trong tuần cuối cùng của tháng Một để nghỉ Tết Nguyên đán.

Theo ông Julian, ngay cả khi tình hình được cải thiện, có khả năng Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ tập trung vào các rủi ro từ tăng trưởng chậm lại và đối mặt với sức ép nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa./.

Minh Hằng

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Trung Quốc xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N6 (10/02/2020)

>   Trung Quốc khó muôn trùng, Donald Trump cùng Mỹ trên đỉnh lịch sử (10/02/2020)

>   Thu nhập bao nhiêu được xếp vào nhóm '1% những người giàu nhất'? (11/02/2020)

>   Trung Quốc chi hơn 10 tỉ USD chống dịch corona (10/02/2020)

>   Mỹ tốn bao nhiêu để bảo vệ Tổng thống Trump? (12/02/2020)

>   Doanh nghiệp nhỏ bấp bênh trong dịch bệnh (10/02/2020)

>   Kinh tế Hàn Quốc dự kiến tăng trưởng 2,1% trong năm nay (09/02/2020)

>   Thủ tướng Singapore: sợ hãi, hoảng loạn gây hại hơn virus Corona (09/02/2020)

>   Thưởng tiền cho bệnh nhân tự đến bệnh viện trình báo nghi nhiễm virus Corona mới (09/02/2020)

>   Iran tán thành đề nghị cắt giảm thêm sản lượng dầu của OPEC (09/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật