Thứ Sáu, 28/02/2020 11:04

Khúc oằn mình của thị trường chứng khoán

Người ta thường nói những nhà đầu tư chứng khoán, nhất là nhà đầu tư lướt sóng hàng ngày, có thần kinh “thép”, giỏi chế ngự cảm xúc và lạnh lùng với biến động thị trường. Thực tế có lẽ không hoàn toàn đúng như vậy.

* Đại dịch Corona với thị trường chứng khoán: Ngắn hạn là rủi ro, trung hạn là cơ hội

Dịch cúm Covid-19 đang phơi bày sức mạnh của một nhân tố bất khả kháng và chỉ ra ngay cả những nhà đầu tư cứng rắn cũng đang bị thị trường lay động ra sao.

Thứ Hai đầu tuần này, lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones rớt thảm hơn 1.030 điểm. Do Dow Jones đã vươn tới đỉnh cao nhất trong lịch sử 29.500 điểm, nên số điểm trên chỉ tương đương mức giảm gần 3,6%.

Vào năm 2008, có thời điểm Dow Jones từng rơi thẳng đứng hơn 500 điểm (khoảng 7%)/phiên trong nhiều ngày  liền và chỉ tìm được điểm cân bằng khi đã điều chỉnh sâu 23%. Giống như Dow Jones, các chỉ số chứng khoán toàn cầu đều “xuống thang” và chứng khoán Việt Nam cũng không là ngoại lệ.

Chứng khoán thế giới đã rất nỗ lực để dịch Covid-19 sang một bên và có nhiều phiên đi lên trong một tháng qua như thể niềm tin vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu không hề giảm sút. Chỉ đến khi “làn sóng thứ hai” của bệnh dịch này diễn ra ở Hàn Quốc, Iran, Ý, giới đầu tư mới ý thức được nguy cơ nghiêm trọng của nó tác động đến kinh tế.

Trong bối cảnh dịch cúm, để sự lay động do nó gây nên qua đi nhanh chóng dường như quá khó, có chăng là giới đầu tư cần sự bình tĩnh và lắng đọng. Bình tĩnh để nhận ra thị trường cần có thời gian lên xuống thất thường trước khi xác định được điểm dừng chân. Lướt sóng trong giai đoạn này ít an toàn do tâm lý mong manh bị thử thách bởi những phiên điểm số trồi sụt. Chỉ một bước đi sai, nhà đầu tư có thể đánh mất cổ phiếu tốt đang nắm giữ mà không thể mua lại được với mức giá thời khủng hoảng.

Lắng đọng là tâm trạng không dễ đạt được khi thị trường quay cuồng quanh nhà đầu tư với giá cả nhảy nhót, nay giảm sàn, mai tăng trần hoặc ngược lại. Lòng tham khi nhìn thấy cơ hội không được tận dụng và sự sợ hãi khi giá trị danh mục đầu tư vơi đi luôn thường trực níu kéo khiến nhà đầu tư bị trôi vào dòng cảm xúc. Có nhà đầu tư kể rằng với thị trường chứng khoán ông phải học… thiền. Thiền chứng khoán không biết có nhọc nhằn hơn thiền yoga?

Trong số hàng ngàn doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch trên cả ba sàn chứng khoán Việt Nam, có ít nhất 5-10% cổ phiếu đủ sức chống chọi và chiến thắng thị trường, chỉ cần nhà đầu tư lắng đọng để nhận ra chúng. Nhu cầu cơ bản và thiết yếu trước tiên của con người là ăn uống để duy trì sự tồn tại và nhu cầu ấy không thể thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Càng trong nguy hiểm khát khao sống càng mạnh mẽ. Những doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực cung ứng vật chất và dịch vụ cho nhu cầu này sẽ là những đơn vị vượt qua tác động của dịch bệnh nhanh chóng, mạnh mẽ, lâu dài.

Người viết bài này chợt nhớ đến một doanh nghiệp trong ngành sữa. Khoảng thời gian mà đâu đâu cũng nghe nói nhu cầu sữa đã bão hòa, lãnh đạo doanh nghiệp vẫn tự tin nhu cầu sữa của gần 100 triệu người Việt chưa được khai thác hết. Sản phẩm mới luôn có sức thuyết phục cao người tiêu dùng. Vấn đề là liệu công ty có đủ sức đáp ứng nhu cầu phải luôn có sản phẩm mới, không phải hàng tháng, hàng tuần nữa mà hàng ngày.

Thêm vào đó, thỏa mãn nhu cầu thị trường chưa đủ, doanh nghiệp cần đích thân tạo ra nhu cầu bằng những sản phẩm mới chất lượng, hấp dẫn người mua. So với sản phẩm sữa của các nước đang phát triển, sản phẩm sữa dành cho người Việt còn khiêm tốn.

Giống như con người luôn có uẩn khúc trong lòng, chứng khoán chứa đựng trong nó những đoạn gấp, khúc quanh để nhà đầu tư tự khám phá theo cách thức riêng của mỗi người. Chẳng thế mà các hãng tin tài chính đều có chuyên mục kiểu như “Inside markets” (bên trong các thị trường) hoặc “Au coeur de l’Eco” (trung tâm các sự kiện) nơi thông tin hành lang, tin đồn, tin không chính thức, không kiểm chứng được tham khảo.

Hành xử với thông tin về thị trường, với biến động không thể lường trước của chứng khoán trước sức ép áp đảo của Covid-19 tùy thuộc mỗi cá nhân. Các cơn oằn mình của thị trường hàm chứa thử thách để rồi khi đã vượt qua nhà đầu tư có thể tự tin hơn vào bản thân mình mà dấn thân trong bước đường chinh phục lợi nhuận.

Hải Lý

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 28/02: Hồi nhẹ cuối phiên (28/02/2020)

>   VNDS: Quyết định của HĐQT về việc ký kết các hợp đồng Dịch vụ tư vấn (28/02/2020)

>   E1VFVN30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 28/02/2020 (28/02/2020)

>   E1VFVN30: Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu tuần từ 21/02/2020 đến 27/02/2020 (28/02/2020)

>   FUESSV50: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 28/02/2020 (28/02/2020)

>   Tìm kiếm lịch họp Đại hội đồng cổ đông thường niên ở đâu? (09/03/2020)

>    28/02: Đọc gì trước giờ giao dịch? (28/02/2020)

>   ABS: Thông báo giấy ủy quyền thực hiện công bố thông tin (27/02/2020)

>   BID: Thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Trần Xuân Hoàng (27/02/2020)

>   LMH: Thông báo công văn của VSD về việc điều chỉnh tỷ lệ room của mã chứng khoán LMH (27/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật