Thứ Tư, 19/02/2020 18:18

Góc nhìn 20/02: Lình xình khó chịu và phân hóa mạnh?

Các công ty chứng khoán (CTCK) không mấy lạc quan về khả năng tăng điểm trong ngắn hạn của VN-Index. SHS cho rằng chỉ số có thể sẽ tiếp tục giằng co; KBSV thì nhận định thị trường sẽ bước vào một giai đoạn lình xình khó chịu và tăng giảm thành từng nhịp ngắn.

Giằng co trong vùng 920 - 940 điểm

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Hai sàn HOSE và HNX tiếp tục kết phiên trái chiều trong phiên 19/02 với thanh khoản xấp xỉ mức trung bình 20 phiên và chỉ số VN-Index tiếp tục giao dịch trong vùng 920 - 940 điểm.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên hai sàn HOSE và HNX với khoảng 200 tỷ đồng là một điểm tiêu cực. Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 2 tăng mạnh hơn so với chỉ số cơ sở VN30 qua đó chuyển từ basis âm sang dương nhẹ 1.96 điểm; trong bối cảnh chỉ còn một phiên nữa là đáo hạn thì động thái này cho thấy nhà đầu tư đang nghiêng về khả năng thị trường sẽ tiếp tục hồi phục nhẹ.

SHS dự báo, trong phiên giao dịch 20/02, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và tích lũy với biên độ trong khoảng 920-940 điểm nhằm ổn định mặt bằng giá mới sau đợt sụt giảm trước đó.

Tín hiệu đảo chiều tăng giá yếu

CTCK Asean (Aseansc): Phiên giao dịch 19/02, chỉ số VN-Index giao dịch giằng co trong biên độ hẹp, và đóng cửa tăng nhẹ do nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch phân hóa. Trong đó, VIC, VNM, CTG, VPB, MSNMWG là những mã vốn hóa lớn tăng giá, bù đắp cho sự suy yếu của BID, GASVRE.

Kết thúc phiên 19/02, chỉ số VN-Index tăng 0.83 điểm (tăng 0.09%), đóng cửa ở mức 928.76 điểm. Thanh khoản HOSE ở mức hơn 190 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 4,500 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá (202 mã tăng/152 mã giảm). Về phía nhà đầu tư nước ngoài, họ bán ròng gần 218 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào NLG.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến xanh nhỏ dạng “Inverted hammer” tại vùng hỗ trợ 920-925 điểm, cho tín hiệu đảo chiều tăng giá yếu. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 930-935 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 940-945 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 920-925 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 910-915 điểm.

Aseansc cho rằng sự phục hồi của một số cổ phiếu vốn hóa lớn bị giảm sâu thời gian qua đã giúp cho chỉ số VN-Index tạm thời cân bằng trở lại. Aseansc khuyến nghị nhà đầu tư chú ý quan sát vùng kháng cự gần 930-935 điểm trong phiên 19/02. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 90% tiền mặt/10% cổ phiếu.

Lình xình khó chịu và phân hóa mạnh

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Theo quan sát của KBSV, VN-Index hồi phục nhẹ với đà tăng yếu dần về cuối phiên 19/02.

KBSV cho biết, nhịp điều chỉnh đang diễn ra khá phân hóa và với việc các nhóm cổ phiếu tăng mạnh thời gian qua chưa có sự điều chỉnh đáng kể, thì khả năng tiếp tục bứt phá cũng sẽ bị hạn chế. Theo đó, thị trường có thể sẽ bước vào một giai đoạn lình xình khó chịu, tăng giảm thành từng nhịp ngắn, phân hóa mạnh và không loại trừ kịch bản sau 1-2 nhịp hồi ngắn sẽ hình thành xu hướng sideway down.

KBSV khuyến nghị nhà đầu tư canh chốt lời đối với nhóm cổ phiếu đã tăng nóng và chỉ kê lệnh mua từng phần khi giá điều chỉnh về các vùng hỗ trợ mạnh (tương ứng vùng 920 điểm của VN-Index).

Thừa Vân

FILI

Các tin tức khác

>   IMP - Tiềm năng lớn nhưng giá hiện tại không còn hấp dẫn (21/02/2020)

>   Góc nhìn 19/02: Áp dụng chiến lược mua thấp, bán cao? (18/02/2020)

>   Vietstock Daily 19/02: Rủi ro tăng cao (18/02/2020)

>   Góc nhìn 18/02: Chưa thể thoát ra khỏi vùng giá 920 - 940 (17/02/2020)

>   Cổ phần hóa 2020: Chờ 'bom tấn' từ Mobifone và Agribank (17/02/2020)

>   SSI Research: ‘EVFTA dự kiến sẽ mở rộng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU' (17/02/2020)

>   Đảo danh mục FTSE quý 1: ROS sẽ bị "gạch tên"? (17/02/2020)

>   DGW, PME và PC1 có điểm nào hấp dẫn? (17/02/2020)

>   Góc nhìn tuần 17-21/02: Giằng co và tích lũy (16/02/2020)

>   VNDirect: EVFTA tạo áp lực cạnh tranh cho ngành dược phẩm, sữa và chăn nuôi (14/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật