Thứ Ba, 04/02/2020 11:00

5 tỷ phú kiếm “bộn” nhất từ khi ông Trump thành tổng thống

Ngày 20/01/2017, ông Donald Trump đọc diễn văn nhậm chức tổng thống, hứa hẹn "làm cho nước Mỹ giàu có trở lại". Trong ba năm kể từ ngày đó, nước Mỹ đúng là trở nên giàu có hơn, khi thị trường chứng khoán Mỹ tăng 47%. Tuy nhiên, năm người kiếm được “bộn” nhất lại là những người vốn đã cực kỳ giàu có. Ba người trong số họ là tỷ phú Mỹ. Hai người còn lại sống bên ngoài quốc gia này.

Tổng cộng, tài sản của họ đã tăng thêm 219 tỷ USD kể từ khi ông Trump trở thành tổng thống. Cụ thể như sau:

Bernard Arnault

Bernard Arnault

Tổng số tiền kiếm được kể từ khi ông Trump nhậm chức: 74.4 tỷ USD

Tài sản ròng: 116.5 tỷ USD

Doanh thu từ đế chế hàng xa xỉ LVMH của Arnault tăng 25% từ năm 2016-2018 và lợi nhuận tăng 57%. Hồi tháng 10, Tổng thống Donald Trump đã cùng doanh nhân người Pháp này tham gia cắt băng khai mạc một buổi hội thảo của Louis Vuitton ở Texas. Tháng sau, công ty của Arnault công bố hợp đồng mua lại công ty kim hoàn Tiffany & Co của Mỹ trị giá 16.2 tỷ USD. Thứ Sáu vừa qua, Arnault lần nữa vượt qua CEO Amazon, Jeff Bezos, để trở thành người giàu nhất thế giới.

Jeff Bezos

Jeff Bezos

Tổng số tiền kiếm được kể từ khi ông Trump nhậm chức: 46 tỷ USD

Tài sản ròng: 115.6 tỷ USD

Người sáng lập Amazon kiếm được nhiều tiền dưới thời Tổng thống Donald Trump hơn bất kỳ ai khác ở Mỹ. Ngay cả khi bị ông Trump chỉ trích, giá cổ phiếu của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon vẫn tăng lên, nhờ có doanh thu tốt. Các hồ sơ gần đây nhất cho thấy doanh số của Amazon đã tăng 109% trong ba năm qua. Nếu Bezos không trao 1/4 cổ phần Amazon cho vợ cũ MacKenzie trong vụ ly hôn (hiện có giá trị ước tính 36.7 tỷ USD), thì số tiền ông kiếm được còn nhiều hơn cả Arnault.

Mukesh Ambani

Mukesh Ambani

Tổng số tiền kiếm được kể từ khi ông Trump nhậm chức: 39.2 tỷ USD

Tài sản ròng: 61.1 tỷ USD

Tài sản của người giàu nhất Ấn Độ đang tăng mạnh, nhờ những động thái khôn ngoan và nền kinh tế đang bùng nổ của quốc gia này. Khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, Ambani tin rằng đó có thể là phước lành cho các tài năng Ấn Độ, và thực tế đúng như vậy khi nhiều CEO của các công ty hàng đầu hiện nay là dân nhập cư gốc Ấn. Chỉ vài tháng trước, tập đoàn dầu khí của Ambani tung ra dịch vụ điện thoại 4G có tên là Jio. Hiện nay, đã có hơn 350 triệu người đăng ký dịch vụ này. Nói cách khác, số lượng khách hàng của Jio còn nhiều hơn cả dân số Mỹ. Với những con số như vậy, Ambani chẳng có gì phải lo lắng về cuộc chiến thương mại.

Steve Ballmer

Steve Ballmer

Tổng số tiền kiếm được kể từ khi ông Trump nhậm chức: 30.7 tỷ USD

Tài sản ròng: 60 tỷ USD

Sau khi vị cựu CEO Microsoft này nghỉ hưu vào năm 2014, người kế nhiệm ông, Satya Nadella, đã đưa công ty lên tầm cao mới. Cổ phiếu của Microsoft đã tăng 181% kể từ khi ông Trump nhậm chức, giúp tài sản của Ballmer tăng thêm khoảng 30.7 tỷ USD. Trong ba năm qua, Nadella đã thực hiện các vụ thôn tính lớn như mua lại công ty phần mềm GitHub, trong khi tiếp tục phát triển mảng kinh doanh trên nền tảng đám mây của Microsoft. Hồi tháng 10, Microsoft đã đánh bại Amazon để giành được hợp đồng trị giá tới 10 tỷ USD của Bộ quốc phòng.

Mark Zuckerberg

Mark Zuckerberg

Tổng số tiền kiếm được kể từ khi ông Trump nhậm chức: 28.9 tỷ USD

Tài sản ròng: 82.2 tỷ USD

Bất chấp sự phản đối kịch liệt của công chúng và phiên điều trần của Quốc hội đối với Mark Zuckerberg, cổ phiếu Facebook đã tăng 75% kể từ ngày ông Trump nhậm chức. Theo báo cáo hàng quý mới nhất vào tháng 10 vừa qua, doanh thu của mạng xã hội này đã tăng 28% và lợi nhuận trong ba tháng tăng 19% lên 6.1 tỷ USD, dư sức để thanh toán mức phạt 5 tỷ USD hồi tháng 7 của Ủy ban Thương mại Liên bang vì vi phạm quyền riêng tư của người dùng, một trong những mức phạt lớn nhất trong lịch sử Chính phủ Mỹ.

Nhã Thanh (Theo Forbes)

FILI

Các tin tức khác

>   Ông chủ Amazon có thêm 13 tỷ USD trong vài phút (31/01/2020)

>   10 tỷ phú công nghệ dưới 40 tuổi (31/01/2020)

>   8 bộ phim các nhà lãnh đạo phải xem trong năm 2020 (30/01/2020)

>   5 lĩnh vực kinh doanh sẽ 'lên ngôi' trong năm 2020 (29/01/2020)

>   Chocolate Việt Nam: Start-up triệu đô và hành trình toàn cầu hóa (28/01/2020)

>   Những thiếu gia, ái nữ tuổi Tý (26/01/2020)

>   Những doanh nhân truyền cảm hứng (25/01/2020)

>   Startup Việt ước mơ kết nối ngân hàng toàn cầu (24/01/2020)

>   Chỉ 1 tiếng, ông Trump post 41 tweet lên Twitter của mình (23/01/2020)

>   Chiến lược sai lầm của McDonald’s ở Việt Nam (22/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật