Thứ Năm, 09/01/2020 14:55

WB: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2020 tăng nhẹ nhưng vẫn đối mặt nhiều rủi ro

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo Viễn cảnh Kinh tế Toàn cầu, trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu tăng nhẹ lên 2,5% trong năm 2020 nhờ đầu tư và thương mại dần khôi phục sau một năm ảm đạm, nhưng rủi ro suy giảm vẫn tồn tại.

WB: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2020 tăng nhẹ nhưng vẫn đối mặt nhiều rủi ro
Kinh tế thế giới vẫn đối mặt với các rủi ro như căng thẳng thương mại tái leo thang cùng bất định về chính sách thương mại, suy giảm mạnh hơn dự kiến ở các nền kinh tế lớn, và biến động tài chính ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi.

Tăng trưởng tại nhóm các nền kinh tế hiện đại được dự báo sẽ giảm xuống 1,4% trong năm 2020, một phần do sản xuất chế tạo và chế biến tiếp tục chững lại. 

Trong khi đó, tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi dự kiến sẽ tăng lên 4,1% trong năm nay, dù quá trình phục hồi diễn ra không đồng đều. Tăng trưởng sẽ giảm tốc ở khoảng 1/3 các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi trong năm nay do đầu tư và xuất khẩu yếu hơn so với dự kiến.

"Với việc tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi dự kiến vẫn thấp, các nhà hoạch định chính sách cần nắm bắt cơ hội để cải cách cơ cấu nhằm đẩy mạnh tăng trưởng toàn diện, là thiết yếu để giảm nghèo," theo lời của Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới, phụ trách về Tăng trưởng Công bằng, Tài chính và Thể chế, Ceyla Pazarbasioglu. "Các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thượng tôn pháp luật, quản lý nợ, nâng cao năng suất có thể giúp đảm bảo tăng trưởng bền vững". 

WB dự báo tăng trưởng của Mỹ sẽ chững lại ở mức 1,8% trong năm nay, do tác động tiêu cực của các động thái tăng thuế quan trước đó và tình trạng bất định gia tăng. Tăng trưởng ở khu vực đồng Euro theo dự báo sẽ trượt dốc xuống mức thấp hơn là 1% vào năm 2020 do các hoạt động công nghiệp yếu đi.

WB nhận định triển vọng toàn cầu vẫn bị chi phối bởi rủi ro suy giảm. Đó là những rủi ro về căng thẳng thương mại tái leo thang cùng bất định về chính sách thương mại, suy giảm mạnh hơn dự kiến ở các nền kinh tế lớn, và biến động tài chính ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi. Thậm chí khi tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi được hồi phục theo dự kiến, tăng trưởng theo đầu người vẫn thấp hơn so với mức bình quân trong dài hạn và thấp hơn nhiều so với mức cần thiết để hoàn thành các mục tiêu về xóa nghèo.

"Lãi suất thấp trên toàn cầu chỉ là cách phòng vệ tạm thời để tránh khủng hoảng tài chính", theo Giám đốc Nhóm Dự báo Viễn cảnh của Ngân hàng Thế giới, Ayhan Kose. "Lịch sử về các làn sóng nợ trước đây cho thấy những làn sóng đó thường đem lại kết cục không có hậu. Trong môi trường toàn cầu đầy mong manh, cần phải có những cải thiện về chính sách để giảm rủi ro liên quan đến làn sóng nợ hiện nay".

Tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tăng trưởng được dự báo sẽ chững còn 5,7% vào năm 2020, do tăng trưởng tại Trung Quốc tiếp tục giảm xuống 5,9% trong năm nay với khó khăn trong nước và bên ngoài tiếp tục diễn ra, bao gồm tác động kéo dài của căng thẳng thương mại. 

Tăng trưởng của khu vực, ngoại trừ Trung Quốc, được dự báo sẽ khôi phục nhẹ lên 4,9%, do sức cầu trong nước được hưởng lợi nhờ tình hình tài chính nhìn chung thuận lợi, lạm phát thấp và dòng vốn đầu tư mạnh đổ vào một số quốc gia (Capuchia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam), kết hợp với các dự án hạ tầng công quy mô lớn được đưa vào sử dụng (Philippines và Thái Lan). Tăng trưởng của khu vực cũng được hưởng lợi nhờ giảm bất định chính sách thương mại toàn cầu và thương mại toàn cầu được hồi phục nhẹ, cho dù chưa mạnh.

Quang Thanh

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Amazon không có gì phải lo với các đối thủ lớn? (09/01/2020)

>   Ông Trump: 'Không có thương vong nào, Mỹ sẽ tăng trừng phạt kinh tế với Iran' (09/01/2020)

>   Căng thẳng Mỹ - Iran: Việt Nam tạm dừng đưa lao động sang Trung Đông (08/01/2020)

>   Iran - nỗi bất ổn mới của nhà đầu tư năm 2020 (08/01/2020)

>   Tổng thống Trump: “Mọi thứ vẫn tốt, tôi sẽ đưa ra tuyên bố vào sáng mai” (08/01/2020)

>   Kinh tế Úc lao đao vì thảm họa cháy rừng (07/01/2020)

>   Thủ tướng trẻ nhất thế giới muốn người dân đi làm 4 ngày/tuần, 6 giờ/ngày (07/01/2020)

>   12 nhân vật nổi tiếng thích săn hàng giá rẻ (07/01/2020)

>   Mỹ ngăn Hà Lan bán công nghệ sản xuất chip cho Trung Quốc (06/01/2020)

>   Chờ xem Trung Quốc mở cửa (06/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật