Thứ Sáu, 31/01/2020 13:00

Vì sao các doanh nghiệp chi ra hàng ngàn tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ?

Theo thống kê của Vietstock, trong năm 2019, thị trường chứng khoán có tổng cộng 102 thương vụ giao dịch cổ phiếu quỹ, trong đó có 97 thương vụ của doanh nghiệp và 5 thương vụ của ngân hàng. Đáng chú ý, trong số đó có những đợt giao dịch lên tới chục triệu cổ phiếu quỹ.

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã được công ty phát hành và được chính công ty phát hành đó mua lại bằng nguồn vốn hợp pháp. Việc mua lại cổ phiếu quỹ là một điều tốt, do Công ty nghĩ rằng cổ phiếu của mình bị định giá thấp. Khi Công ty mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm cổ phiếu lưu hành do đó cùng mức lợi nhuận thì thu nhập của mỗi cổ phiếu sẽ tăng, tức cải thiện các chỉ số EPS và các chỉ số tài chính khác tốt hơn.

 Các thương vụ gom cổ phiếu quỹ trong năm 2019

Bảng thống kê các doanh nghiệp mua trên 1 triệu cổ phiếu quỹ trong năm 2019

Xét về khối lượng thực hiện, giao dịch cổ phiếu quỹ lớn nhất rơi vào 2 doanh nghiệp họ nhà VinGroup là Vinhomes (HOSE: VHM)Vincom Retail (HOSE: VRE).

 

Được biết, VHM đã hoàn tất mua lại 60 triệu cp quỹ trước thời hạn đăng ký (13/12/2019). Cùng thời gian đăng ký mua, VRE cũng đã hoàn tất mua 56.5 triệu cp quỹ từ ngày 14/11-13/12. Trong 2 đợt mua lại cổ phiếu quỹ này, cả VHMVRE đều đưa ra lý do là thị giá cổ phiếu đang ở mức thấp hơn giá trị thực của Công ty nên việc mua lại cổ phiếu quỹ là nhằm bảo vệ quyền lợi cho Công ty và cổ đông.

Đáng chú ý, ngay sau khi thông tin 2 doanh nghiệp này sẽ mua cổ phiếu quỹ được công bố vào ngày 01/11/2019, giá và khối lượng cổ phiếu của VHMVRE đều tăng mạnh. Tuy nhiên, kể từ ngày bắt đầu mua, giá cổ phiếu VHMVRE đã điều chỉnh giảm.

Giá cổ phiếu VHMVRE từ ngày công bố thông tin mua cổ phiếu quỹ

Tiếp theo, từ ngày 26/07 – 23/08/2019, Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã mua thành công gần 18 triệu cp quỹ trong tổng số 25 triệu cp đăng ký mua do thanh khoản thị trường không đủ đáp ứng.

Diễn biến giá cổ phiếu VJC kể từ khi đăng ký mua lại cổ phiếu quỹ cho đến ngày 14/01/2020
Nguồn: VietstockFinance

Với giá giao dịch bình quân 132,063 đồng/cp, ước tính VJC đã chi gần 2,377 tỷ đồng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận để lại cho giao dịch trên. Vietjet cho biết việc mua lại cổ phiếu quỹ lần này nhằm giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành, hỗ trợ giao dịch và tăng giá trị cho cổ đông.

Kể từ khi VJC bắt đầu mua lại cổ phiếu quỹ cho đến ngày 14/01/2020, giá cổ phiếu VJC đã tăng liên tục gần 10% lên mức 146,200 đồng/cp.

Để tái cơ cấu nguồn vốn, từ ngày 27/05-26/06/2019, Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) đã mua thành công toàn bộ 10 triệu cp quỹ đăng ký trước đó và nâng khối lượng lên hơn 19.5 triệu cp quỹ. Ngoài những thương vụ trên còn có các giao dịch mua lại cổ phiếu quỹ tính trên hàng triệu như Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) mua hơn 7 triệu cp quỹ, Bóng đèn Điện Quang (DQC) mua gần 4 triệu cp quỹ, Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí – CTCP (PVC)Xây dựng Sông Hồng (ICG) lần lượt mua vào 2.5 triệu và 2.4 triệu cp quỹ…

Các doanh nghiệp bán ra cổ phiếu quỹ trong năm 2019

Bảng thống kê các doanh nghiệp bán trên 1 triệu cổ phiếu quỹ trong năm 2019

Bên cạnh các doanh nghiệp lần lượt mua vào cổ phiếu quỹ thì cũng không ít các doanh nghiệp lại rao bán cổ phiếu quỹ ra thị trường với lý do đa phần là cơ cấu lại nguồn vốn của Công ty.

Đầu tiên phải kể đến là Thành Thành Công - Biên Hòa (HOSE: SBT) khi bán ra toàn bộ hơn 61.6 triệu cp quỹ nhằm tăng số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành và cơ cấu lại nguồn vốn của Công ty. Với mức giá giao dịch bình quân là 18,500 đồng/cp, ước tính SBT đã thu về gần 1,140 tỷ đồng.

Diễn biến giá cổ phiếu SBT từ ngày bán cổ phiếu quỹ cho đến nay
Nguồn: VietstockFinance

Kể từ ngày SBT bán cổ phiếu quỹ (04/10), chỉ trong vòng nửa tháng, giá cổ phiếu SBT đã tăng 7% và tạo đỉnh vào ngày 28/10, ở mức 19,000 đồng/cp.

Cùng lý do, CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) đã bán ra hết toàn bộ 3.5 triệu cp quỹ từ ngày 17-28/06/2019. Với mức giá bình quân 16,119 đồng/cp, ước tính NDN đã thu về hơn 56 tỷ đồng. Do diễn biến thị trường không phù hợp, Thực phẩm Hữu Nghị (UPCoM: HNF) chỉ bán được 1.2 triệu cp trong tổng số 3 triệu cp quỹ đã đăng ký.

Tiếp theo, để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HOSE: PLX) đã bán ra 12 triệu cp quỹ từ ngày 27/02 - 13/03/2019, làm giảm khối lượng cổ phiếu quỹ mà PLX đang nắm giữ từ 135 triệu cp xuống còn 123 triệu cp. Sau đó, từ ngày 02-31/07/2019, PLX đã bán tiếp 20 triệu cp quỹ, đưa khối lượng cổ phiếu quỹ Công ty đang nắm giữ xuống còn hơn 103 triệu cp.

Với mức giá giao dịch bình quân cho 2 đợt bán cổ phiếu quỹ là 59,514 đồng/cp và 64,370 đồng/cp, ước tính PLX đã thu về tổng số tiền hơn 2,000 tỷ đồng.

Nhằm bổ sung vốn lưu động, Chứng khoán Thiên Việt (HOSE: TVS)Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) cũng lần lượt bán ra thành công toàn bộ gần 1.6 triệu cp quỹ từ ngày 02-29/01/2019 và 1.2 triệu cp quỹ từ ngày 08-16/10/2019.

Các ngân hàng giao dịch cổ phiếu quỹ trong năm 2019

Bên cạnh các doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ trong năm 2019, phía ngân hàng cũng có 6 đại diện giao dịch cổ phiếu quỹ là VPBank (VPB), MBBank (MBB), TPBank (TPB), HDBank (HDB), VIBACB. Trong đó, VPB là ngân hàng giao dịch cổ phiếu quỹ lớn nhất khi mua gần 50 triệu cp quỹ từ ngày 02-23/10/2019, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu quỹ từ hơn 73 triệu cp lên hơn 123 triệu cp quỹ.

Với giá giao dịch bình quân là 22,194 đồng/cp, ước tính VPB đã thu về gần 1,110 tỷ đồng từ thương vụ trên.

Tiếp theo là giao dịch của MBB khi mua vào thành công hơn 47 triệu cp quỹ từ ngày 29/01-27/02/2019 với giá giao dịch bình quân là 21,999 đồng/cp. Được biết trước đó, MBB không nắm giữ cổ phiếu quỹ nào. Theo MBB, việc mua lại cổ phiếu quỹ lần này nhằm tối ưu hóa giá trị dài hạn cho cổ đông.

 

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   EVE: Thông báo quyết định của Cục thuế Hà Nội về việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn (21/01/2020)

>   DCL: Giải trình biến động LNST quý 4,2019 so với cùng kỳ năm trước (21/01/2020)

>   Lỗi tại ông Trump! (03/02/2020)

>   SAB: Thông báo ngày ĐKCC để thực hiện quyền tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2020 (21/01/2020)

>   SAF: Giải trình chênh lệch LNST quý 4 năm 2019 so cùng kỳ năm 2018 (21/01/2020)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 22/01 (22/01/2020)

>   Học chính là khoản đầu tư tốt nhất cho tương lai (22/01/2020)

>   Nền tảng tốt, kết quả tốt (25/01/2020)

>   Vietstock khai giảng khóa học "Chứng khoán cơ bản" tại TPHCM (27/01/2020)

>   Bí quyết đầu tư chứng khoán an toàn và hiệu quả (30/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật